Các kênh phân phối là thành phần không thể thiếu trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp lựa chọn được kênh phân phối phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp.
MỤC LỤC
1. Kênh phân phối là gì?
Kênh phân phối (distribution channel) là một hình thức trung gian giúp phân bổ các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến tay của người tiêu dùng hoặc các khách hàng mục tiêu khác. Nhờ đó, quá trình cung ứng hàng hóa được lưu thông liên tục và liền mạch. Kênh phân phối được coi là cầu nối giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Thành viên của kênh bao gồm các cá nhân hoặc tổ chức giữ vai trò là trung gian để chuyển giao sản phẩm đến tay khách hàng. Nhóm tiếp thị trung gian này chia thành nhiều loại khác nhau, cụ thể:
- Nhà bán buôn, nhà phân phối: Nhóm này mua sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất với số lượng lớn. Sau đó, họ lưu trữ và bán lại sản phẩm cho các nhà bán lẻ, nhà thầu với một khoản lợi nhuận nhất định.
- Đại lý, nhà môi giới: Thuộc nhóm người trung gian phân phối, có khả năng thay mặt nhà sản xuất để bán sản phẩm/dịch vụ. Bộ phận này được nhà sản xuất thuê để bán hàng. Tuy nhiên, họ không được sở hữu sản phẩm mà chỉ nhận hoa hồng thông qua sản phẩm bán được.
- Nhà bán lẻ: Đây là nhóm người đóng vai trò mua lại sản phẩm từ các nhà bán buôn hoặc nhà phân phối hàng hóa. Sau đó, họ bán lại những mặt hàng này cho các nhà thầu hoặc người tiêu dùng.
- Nhà thầu: Là nhóm người đóng vai trò bán lại giá trị gia tăng của sản phẩm đến người tiêu dùng.
2. Kênh phân phối có vai trò quan trọng như thế nào?
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các kênh phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp thị và giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu mua sắm.
2.1. Đối với khách hàng
Kênh phân phối đảm bảo đưa hàng hóa đến với khách hàng một cách nhanh chóng nhất với khoảng cách ngắn nhất. Nếu là khách mua hàng, bạn sẽ không cần đến tận nơi sản xuất mà chỉ cần ra các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tiệm tạp hóa,…là đã có thể mua được sản phẩm mình đang tìm kiếm.
Bằng cách giới thiệu đến khách hàng những thông tin về sản phẩm mà khách có thể dễ dàng lựa chọn mua được sản phẩm ưng ý. Bên cạnh đó, các kênh phân phối còn đại diện cho nhà sản xuất trong việc hỗ trợ kỹ thuật hoặc tư vấn sản phẩm cho khách hàng, giúp họ tiết kiệm thời gian mua sắm.
2.2. Đối với nhà sản xuất
Kênh phân phối đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh doanh của các nhà sản xuất, cụ thể như sau:
- Là công cụ giúp nhà sản xuất nắm bắt nhu cầu của thị trường, thấu hiểu được sở thích, mục đích mua sắm của khách hàng đối với sản phẩm.
- Kênh phân phối đưa sản phẩm của nhà sản xuất đến các điểm bán hàng cho những người tiêu dùng có nhu cầu về sản phẩm. Điều này giúp sản phẩm được xuất hiện trên thị trường một cách rộng rãi, hiệu quả mà không cần tốn quá nhiều thời gian.
- Các kênh phân phối là cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng sản phẩm. Là hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả.
- Các kênh phân phối đóng vai trò chủ chốt trong việc hỗ trợ nhà sản xuất thực hiện tốt việc chăm sóc khách hàng thông qua các dịch vụ như: Hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm chính xác; thực hiện bảo hành, bảo trì sản phẩm; đặt hàng, vận chuyển và xử lý các khiếu nại, vướng mắc liên quan đến sản phẩm,…
3. Các kênh phân phối phổ biến trên thị trường hiện nay
Kênh phân phối đóng vai trò là cầu nối quan trọng giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng. Vậy, các loại kênh bán hàng nào đang phổ biến nhất trên thị trường hiện nay?
3.1. Kênh phân phối trực tiếp
Kênh phân phối trực tiếp là gì? Kênh phân phối trực tiếp (hay còn lại là kênh phân phối cấp 0) chỉ có duy nhất hai bên tham gia là nhà sản xuất và khách hàng mục tiêu/người tiêu dùng. Các sản phẩm sau khi hoàn thành quy trình sản xuất tại doanh nghiệp sẽ được cung ứng trực tiếp và vận chuyển đến những người tiêu dùng. Vì vậy, ở kênh này sẽ không xuất hiện các đơn vị trung gian và thay vào đó hàng hóa sẽ được phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Đối với loại hình kênh phân phối này, nhà sản xuất/chủ doanh nghiệp thường lựa chọn bán hàng trên các sàn thương mại điện tử hoặc cách bán hàng truyền thống là bán trực tiếp tại cửa hàng. Hai cách trên đều đảm bảo đem lại hiệu quả bán hàng cao cho nhãn hàng vì hàng hóa sẽ được phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng. Hiện nay, kênh phân phối trực tiếp là loại hình đơn giản nhất cũng là kênh tiết kiệm chi phí nhất.
3.2. Kênh phân phối gián tiếp
Ở kênh phân phối này, bên cạnh thành phần là nhà sản xuất/doanh nghiệp và người tiêu dùng, sẽ có sự tham gia của các cấp trung gian ở giữa. Bên trung gian sẽ có vai trò luân chuyển hàng hóa từ các nhà sản xuất hoặc đại lý đến người tiêu dùng.
Trên thị trường hiện nay kênh phân phối gián tiếp được chia thành hai kênh nhỏ hơn, đó là kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại. Cụ thể:
– Kênh truyền thống: Tại kênh này, quy trình phân phối hàng hóa được tiến thành theo trình tự truyền thống là hàng hóa từ nhà sản xuất qua đơn vị trung gian và đến tay người tiêu dùng.
Trên thực tế, kênh phân phối truyền thống gồm 3 dạng sau:
- Kênh 1 cấp: Nhà sản xuất -> nhà bán lẻ -> người tiêu dùng.
- Kênh 2 cấp: Nhà sản xuất -> nhà bán sỉ -> nhà bán lẻ -> người tiêu dùng.
- Kênh 3 cấp: Nhà sản xuất -> môi giới -> nhà bán sỉ -> nhà bán lẻ -> người tiêu dùng.
– Kênh hiện đại: Tại kênh phân phối này, các thành phần tham gia được rút gọn bằng cách hợp nhất đại lý – nhà sản xuất – các bên trung gian với nhau để trực tiếp cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng. Và ở kênh hiện đại, thay vì áp dụng các cấp phân loại thuộc kênh phân phối truyền thống nói trên thì có thể kết hợp kênh trực tiếp với các kênh 1 cấp, 2 cấp và 3 cấp kể trên.
So sánh kênh trực tiếp và kênh gián tiếp, nhận thấy rằng kênh gián tiếp sẽ cần nhiều thời gian hơn để đưa sản phẩm bày bán trên thị trường và đến tay người tiêu dùng bởi phải thông qua các bên trung gian. Tuy nhiên, đây cũng được coi là phương thức giúp phân phối hàng hóa đa kênh và mở rộng phạm vi tiếp cận các nhóm đối tượng trên thị trường.
3.3. Kênh phân phối đa cấp
Có cách thức hoạt động hoàn toàn khác với kênh trực tiếp và kênh gián tiếp, tại kênh đa cấp nhà sản xuất sẽ giữ vai trò vừa là người trung gian, người phân phối và cũng là người tiêu dùng. Ở kênh này, các nhà sản xuất sẽ chi ra một khoản hoa hồng nhất định cho những thành viên đứng giữa doanh nghiệp và khách hàng là thành phần trung gian phân phối hàng hóa. Các tổ chức, cá nhân tham gia vào kênh phân phối đa cấp sẽ được coi là thành viên.
Hiện nay, kênh đa cấp đang trở thành một trong số các kênh phân phối phổ biến trên thị trường tiêu thụ hàng hóa và dần trở thành xu hướng trong nền kinh tế hiện đại. Kênh giúp nhà sản xuất tiết kiệm chi phí để vận hành các kênh trung gian. Tuy nhiên trên thực tế, hình thức phân phối này rất dễ bị biến tướng thành mô hình đa cấp, lừa đảo người tiêu dùng.
4. Làm thế nào để phát triển kênh phân phối hiệu quả?
Các kênh phân phối giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Chính vì vậy, để xây dựng được chiến lược phát triển các kênh phân phối một cách hiệu quả nhất, hãy tham khảo các cách thức sau:
4.1. Xác định và lựa chọn kênh phân phối phù hợp với sản phẩm
Việc làm trước tiên là bạn cần tiến hành phân tích các kênh phân phối khác nhau để lựa chọn ra kênh phù hợp nhất, mang lại hiệu quả bán hàng tốt nhất đối các sản phẩm, dịch vụ của mình. Bạn cần tìm hiểu kênh phân phối trực tiếp là gì? Hay thế mạnh của từng kênh phân phối,…Từ đó mới có thể xây dựng chiến lược phát triển kênh phân phối trở nên lớn mạnh hơn.
Tùy thuộc vào loại hình dịch vụ và sản phẩm mà bạn có thể lựa chọn thông qua kênh trung gian hoặc trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng.
4.2. Phân tích khách hàng tiềm năng
Sau khi xác định được kênh phân phối phù hợp với dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp, nhà sản xuất cần tiến hành khảo sát và phân tích là khách hàng tiềm năng.
Trước hết, dựa trên các câu hỏi khảo sát đối với khách hàng bạn sẽ xác định được các tác động của khách hàng đối với loại kênh phân phối mà doanh nghiệp của mình đã lựa chọn. Đồng thời, để đảm bảo tính chính xác hơn nữa, bạn cần phải liên tục tiến hành phân tích các ưu điểm và nhược điểm của khách hàng để lựa chọn ra kênh phù hợp.
4.3. Đánh giá hiệu quả và thích ứng
Việc nhà sản xuất xác định được kênh phân phối là gì và đánh giá được mức độ hiệu quả, khả năng đáp ứng của từng kênh là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, một số doanh nghiệp áp dụng chiến lược lợi nhuận, một số nhà sản xuất khác lại kiểm tra mức độ hiệu quả của bộ phận trung gian trong việc phân phối hàng hóa sản phẩm để có thể tự đánh giá. Ngoài ra, rất nhiều doanh nghiệp cũng áp dụng cách khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng để vừa đảm bảo giữ mối quan hệ thân thiết với người mua và đồng thời đánh giá được chỉ số hài lòng của đối tác.
Như vậy không quá khó để trả lời cho câu hỏi kênh phân phối là gì? Hay các kênh phân phối điển hình trên thị trường hiện nay là gì? Điều quan trọng là doanh nghiệp cần phải lựa chọn được kênh phân phối phù hợp với sản phẩm của công ty mình. Vì vậy để có sự lựa chọn hiệu quả nhất, doanh nghiệp có thể tìm hiểu và chọn các kênh phân phối thông qua đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm.
Hãy đến với công ty K-SETUP để trải nghiệm dịch vụ setup siêu thị chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Bạn cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
🟢 CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ CUNG ỨNG K-SETUP
🏢 VP Hà Nội: Số Nhà F1 Ngõ 112, Phường Kiến Hưng, Quận Hà
Đông, Thành phố Hà Nội
🏢 VP HCM: Lầu 4 số 32 Đường số 4, Khu Dân Cư Cityland,
Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
☎️ HOTLINE:
— Hà Nội: 098.5566.123
— TP.HCM: 082.583.1111
Bản quyền thuộc về công ty K-setup!