Ngành bán lẻ là ngành vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, vậy người muốn tham gia vào ngành này cần biết những thông tin gì? Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành bán lẻ tại Việt Nam cũng như đưa ra góc nhìn về những cơ hội và thách thức của ngành mà người muốn kinh doanh trong lĩnh vực nên biết.
MỤC LỤC
1. Một số điều cần biết về ngành bán lẻ
Đây là ngành đã xuất hiện từ lâu đời và vẫn luôn là thị trường quan trọng với nhiều vai trò kinh tế, đồng thời cũng hấp dẫn cho người muốn tham gia kinh doanh.
1.1. Ngành bán lẻ là gì?
Đây là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất, là cầu nối giữa nhà sản xuất tới người tiêu dùng cuối cùng. Hoạt động bán lẻ là việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối, sau đó bán lại cho người sử dụng.
Các nhà bán đóng vai trò trung gian, tạo ra sự thuận tiện cho người tiêu dùng khi mua sắm và đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Ngành kinh doanh này đã có một lịch sử lâu đời với nhiều hình thức trước khi có hình thái như hiện tại.
1.2. Tầm quan trọng của ngành bán lẻ trong nền kinh tế
Trong suốt quá trình phát triển, ngành này đã thể hiện nhiều vai trò quan trọng cả về mặt kinh tế và xã hội. Riêng đối với nền kinh tế, có thể dễ dàng nhận thấy một số vai trò sau:
- Là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng: Nhờ có ngành này, một số lượng lớn sản phẩm, hàng hóa do các công ty, tập đoàn, cơ sở sản xuất ra có thể đến tay người tiêu dùng, giảm đi khoảng cách về không gian và thời gian. Ví dụ, một người ở Việt Nam cũng có thể mua được các sản phẩm ở Mỹ.
- Thị trường bán lẻ quyết định sự sống còn của người sản xuất: Một công ty sản xuất sẽ không thể tồn tại nếu không có đầu ra, do đó chính thị trường sẽ là nơi quyết định giá cả, số lượng hàng hóa của công ty.
- Động lực của nền kinh tế: Ngành kinh doanh này đóng góp một phần đáng kể vào GDP của nhiều quốc gia. Khi người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn, nền kinh tế sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
- Tạo ra việc làm: Hiện nay, ngành này đang là một trong những ngành tạo ra nhiều việc làm, từ nhân viên bán hàng, quản lý cửa hàng đến các vị trí cấp cao hơn trong các doanh nghiệp.
- Phản ánh xu hướng tiêu dùng: Các hoạt động mua sắm của người tiêu dùng tại các cửa hàng, điểm bán vừa giúp tiêu thị sản phẩm, hàng hóa, đồng thời cũng vừa cung cấp những thông tin quý giá về xu hướng tiêu dùng. Những thông tin này giúp các doanh nghiệp sản xuất điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ cho phù hợp.
- Đẩy mạnh đổi mới: Sự cạnh tranh gay gắt trong ngành thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng đổi mới để thu hút khách hàng, từ đó tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới, chất lượng hơn.
1.3. Một số thông tin về thị trường bán lẻ thế giới
Từ cuối năm 2022, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động dưới sự ảnh hưởng của địa chính trị và sự không chắc chắn, dẫn đến sự đi xuống của nhiều ngành nghề, trong đó có ngành bán lẻ. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế vừa là cơ hội, vừa là thách thức, là nơi mà người chịu đổi mới sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển.
Sự phát triển của công nghệ như AI, Big Data, IoT đã tạo ra những thay đổi trong cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ. Người tiêu dùng cũng có những thay đổi đáng kể về hành vi mua sắm, cụ thể họ chuyển sang mua sắm trực tuyến nhiều hơn và ưu tiên các sản phẩm dịch vụ bền vững. Do đó cá nhân và doanh nghiệp cần tập trung vào việc cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, xây dựng các cộng đồng khách hàng trung thành, đồng thời đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao về tính bền vững và trách nhiệm xã hội.
2. Một số điểm nổi bật của ngành bán lẻ Việt Nam
Thị trường tiêu thụ Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển mạnh mẽ, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.
2.1. Tổng quan về thị trường ngành bán lẻ
Tổ chức World Data Lab’s dự báo Việt Nam sẽ nằm trong top 20 thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới vào năm 2030, trong đó có 1.1% dân số thuộc tầng lớp tiêu dùng lớn nhất thế giới. Những con số này cho thấy tiềm năng của thị trường trên tại Việt Nam là vô cùng lớn.
Mức sống của người Việt hiện nay đang ngày một nâng cao, do đó hành vi mua sắm của họ cũng chuyển dần sang quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm. Mức độ sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm cao cấp và dịch vụ tiện ích cũng cao hơn trước.
Việt Nam cũng là nước có đa dạng các kênh phân phối, trong đó phải kể đến các chợ truyền thống, các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng tiện lợi và thương mại điện tử. Mỗi kênh phân phối sẽ có một đặc điểm khác nhau và phù hợp với những ngành hàng, những đặc điểm dân cư khác nhau.
Sự đa dạng đó cho thấy độ màu mỡ của ngành này, tuy nhiên cũng thể hiện rõ ràng sự cạnh tranh là rất lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp có độ nhạy bén và thích nghi với môi trường cao.
2.2. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành bán lẻ
Ngành kinh doanh này có mối liên kết chặt chẽ với nhiều ngành hàng, nền kinh tế và văn hóa, do đó nó cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của những yếu tố xung quanh như: chính sách Nhà nước, tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa, thay đổi dân số, công nghệ…
2.3. Đặc điểm nổi bật của các ngành bán lẻ tại Việt Nam
Việt Nam có dân số đông và đang trong giai đoạn dân số tuổi vàng, do đó thị trường cho ngành này rất lớn và tiềm năng. Điều đó đã thu hút sự tham gia của những doanh nghiệp nước ngoài, trong đó nổi bật có các thương hiệu tên tuổi như Lotte, Aeon, Go… và chuỗi các cửa hàng tiện lợi có công ty mẹ ở nước ngoài như 7-Eleven, GS25…
Một số ngành hàng nổi bật nhất của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại là:
- Hàng tiêu dùng nhanh
- Thiết bị gia dụng và công nghệ
- Trang sức
3. Phân loại các loại hình bán lẻ
Có nhiều loại hình bán hàng nhỏ lẻ khác nhau và mỗi loại sẽ có những đặc điểm khác nhau, phù hợp với những ngành hàng, người kinh doanh khác nhau.
3.1. Phân loại dựa trên hình thức
3.1.1. Loại hình bán lẻ trực tuyến
Bán lẻ trực tuyến là hình thức bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng Internet, cho phép người mua có thể mua sắm tại bất cứ đâu, miễn là có thiết bị thông minh có kết nối mạng mà không cần đến các cửa hàng truyền thống. Ví dụ về dễ thấy nhất là các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tik Tok Shop…
Đặc điểm của loại hình này có thể kể đến:
- Bạn có thể mua sắm mọi lúc mọi nơi.
- Tiết kiệm thời gian và công sức mua sắm khi không cần di chuyển đến các cửa hàng.
- Chi phí vận hành thấp từ đó giảm giá bán sản phẩm.
- Cho phép người mua có thể tiếp cận và so sánh các nhà bán, tìm ra một nơi phù hợp nhất về giá cả và chất lượng dịch vụ sản phẩm mà không cần đi quá nhiều nơi.
3.1.2. Loại hình bán lẻ hiện đại
Bán lẻ hiện đại là hình thức phân phối sản phẩm có quy mô lớn, được quản lý một cách có hệ thống, bài bản, áp dụng các công nghệ hiện đại vào quản lý, bán hàng và tiếp thị sản phẩm. Một số ví dụ có thể kể đến là trung tâm mua sắm, siêu thị, các cửa hàng tiện lợi, chuỗi cửa hàng phân phối… Các ví dụ cho hình thức này là các siêu thị Go, Lotte Mart, Coopmart, Aeon Mall, các trung tâm thương mại…
Đặc điểm của hình thức này là:
- Có cửa hàng lớn, hiện đại với hàng hóa được bài trí khoa học, có hệ thống quét mã vạch, nhiều hình thức thanh toán trong đó có hình thức thanh toán điện tử.
- Đa dạng mặt hàng với nhiều loại sản phẩm, hàng hóa từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.
- Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ và chăm sóc khách hàng một cách tận tình.
3.1.3. Loại hình bán lẻ truyền thống
Bán lẻ truyền thống là hình thức dựa trên các chợ, cửa hàng nhỏ lẻ, không có quy mô lớn và thường tập trung vào các sản phẩm địa phương. Một số ví dụ về hình thức truyền thống thường thấy là chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ….
Đặc điểm của các cửa hàng này là:
- Quy mô nhỏ: Diện tích cửa hàng nhỏ, số lượng sản phẩm hạn chế.
- Mặt hàng đa dạng: Bán các loại hàng hóa từ thực phẩm tươi sống đến đồ dùng gia dụng, quần áo…
- Mối quan hệ thân thiết với khách hàng: Người bán hàng thường có mối quan hệ gần gũi với khách hàng, tạo cảm giác thân thuộc.
3.1.4. Loại hình bán lẻ theo hình thức kết hợp
Loại hình này là sự kết hợp giữa truyền thống và trực tuyến cho phép khách hàng mua sắm trên nhiều kênh một cách liền mạch, giúp giữ chân khách hàng tốt hơn. Một số doanh nghiệp áp dụng hình thức này là Thế Giới Di Động, Điện máy xanh,…
Một số cửa hàng truyền thống cũng có hình thức bán hàng qua mạng thông qua các trang mạng xã hội, dù chưa đầu tư theo hệ thống nhưng cũng giúp họ có được nguồn khách hàng ổn định.
Đặc điểm của hình thức này là:
- Thông tin sản phẩm thống nhất giúp người mua có thể tra cứu về giá, thông số sản phẩm,…trên các trang web, app… và sau đó tới trực tiếp cửa hàng để trải nghiệm và mua hàng.
- Trải nghiệm mua sắm liền mạch, giúp khách hàng dễ dàng chuyển đổi các kênh mua sắm nếu muốn, từ đó giữ được nhiều khách hàng hơn.
3.2. Phân loại dựa trên quy mô
3.2.1. Cửa hàng bán lẻ
Các cửa hàng này thường có quy mô nhỏ, thường do một cá nhân, hộ gia đình đứng ra kinh doanh, bán một số ngành hàng nhất định có liên quan tới nhau, ví dụ như tạp hóa sẽ bán các loại nhu yếu phẩm, bánh kẹo, đồ dùng. Các nhà sách sẽ bán văn phòng phẩm, đồ dùng học tập, các loại sách báo…
3.2.2. Doanh nghiệp bán lẻ
Doanh nghiệp bán lẻ là tổ chức kinh doanh có quy mô lớn, sở hữu nhiều cửa hàng, có thể là một chuỗi cửa hàng hoặc một tập đoàn. Đặc điểm của nó là có nhiều chi nhánh, cửa hàng ở nhiều nơi, cung cấp đa dạng mặt hàng và có sự thống nhất trong hệ thống, được quản lý bởi các công nghệ thông tin.
Các doanh nghiệp này thường có năng lực tài chính mạnh, nhờ đó có khả năng đầu tư vào các dự án lớn để mở rộng thị trường.
4. Những cơ hội của ngành bán lẻ tại Việt Nam
Những cơ hội như thị trường lớn, việc ứng dụng công nghệ và những chính sách hỗ trợ sẽ là những ưu điểm khi bạn muốn bước chân vào ngành này.
4.1. Tăng trưởng kinh tế và thay đổi nhu cầu tiêu dùng
Theo số liệu từ Ngân hàng thế giới (World Bank), tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trong giai đoạn 2017-2022 đạt 8.5%, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và cao gần gấp đôi mức bình quân của thế giới. Thu nhập tăng trưởng nhanh khiến cho giá trị giỏ hàng tiêu dùng của người cũng tăng lên đáng kể.
Đồng thời, trong cùng giai đoạn này, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam đã tăng 44.4% cho thấy sức mua lớn của thị trường. Cơ cấu dân số cũng cho thấy sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, đồng thời Việt Nam cũng đang ở trong giai đoạn dân số vàng, trong độ tuổi lao động, do đó khả năng chi trả cũng tăng cao.
4.2. Công nghệ và chuyển đổi số trong bán lẻ
Sự có mặt và phát triển của thương mại điện tử ở nước ta cũng giúp kích cầu mua sắm, giúp việc mua sắm thuận tiện hơn, người tiêu dùng quyết định mua hàng nhanh chóng và thường xuyên hơn. Các số liệu về người tiêu dùng, hành vi tiêu dùng cũng chi tiết hơn thông qua nguồn thông tin từ các trang thương mại điện tử.
Có được nguồn dữ liệu đó, các doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích để hiểu rõ khách hàng hơn, từ đó phát triển sản phẩm và đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp hơn.
4.3. Các chính sách hỗ trợ của chính phủ cho ngành bán lẻ
Hiện tại, Nhà nước ta cũng đang có nhiều chính sách cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, logistics, hỗ trợ các doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Một số chính sách kích cầu nổi bật mà Nhà nước Việt Nam đang áp dụng là:
- Hỗ trợ lãi suất: Nhà nước triển khai các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp và người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn và tiêu dùng.
- Giảm thuế: Hậu Covid 19, nhà nước ta áp dụng giảm 2% thuế VAT (Giá trị gia tăng) đến hết năm 2023, giúp kích cầu tiêu dùng sau ảnh hưởng của dịch. Đồng thời, thuế thu nhập cá nhân cũng giảm xuống, giúp người dân có thể tăng mức chi trả.
- Các chính sách bảo hộ hàng Việt: Nhà nước khuyến khích người tiêu dùng ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam, qua đó thúc đẩy sản xuất trong nước và tạo việc làm.
- Tổ chức các hội chợ kích cầu thương mại: Các chương trình này được tổ chức hàng tháng, tại nhiều địa phương nhằm tạo điều kiện cho người kinh doanh giới thiệu sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
5. Ngành bán lẻ đang gặp phải những thách thức nào?
Bên cạnh những thuận lợi, ngành kinh doanh này tại Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức như sự cạnh tranh gay gắt, xu hướng tiêu dùng thay đổi và chuỗi cung ứng, logistics chưa hoàn thiện.
5.1. Cạnh tranh gay gắt từ doanh nghiệp trong nước tới doanh nghiệp quốc tế
Sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, cùng với các doanh nghiệp quốc tế đã tạo ra một thị trường cạnh tranh gay gắt về:
- Cạnh tranh giá: Các doanh nghiệp liên tục cạnh tranh về giá để thu hút khách hàng, đặc biệt khi giờ đây các thông tin giá cả đều được công khai trên các trang mạng. Một số trang còn được lập ra để so sánh giá cả, đánh vào tâm lý muốn mua hàng giá tốt nhất của người tiêu dùng.
- Cạnh tranh về chất lượng dịch vụ: Các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hành vi mua hàng hiện nay không chỉ đơn thuần là mua sản phẩm, dịch vụ mà còn là mua trải nghiệm.
- Cạnh tranh về đa dạng sản phẩm: Các doanh nghiệp phải cung cấp đa dạng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng khác nhau.
5.2. Sự thay đổi trong thói quen mua sắm, tiêu dùng của khách hàng
Có nhiều thông tin và nhiều sự lựa chọn trong tay, hành vi mua sắm và tiêu dùng của khách hàng cũng có nhiều thay đổi như sau:
- Người tiêu dùng thông minh hơn: Khách hàng ngày càng có nhiều thông tin và yêu cầu cao hơn về sản phẩm và dịch vụ.
- Xu hướng mua sắm trực tuyến: Sự phát triển của thương mại điện tử khiến khách hàng có nhiều lựa chọn hơn.
- Mối quan tâm đến các sản phẩm bền vững: Khách hàng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường, đặc biệt là thế hệ gen Y, gen Z đang chiếm vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào nền kinh tế.
5.3. Các vấn đề về chuỗi cung ứng và logistics
- Chi phí logistics cao: Việc mua sắm trực tuyến cũng kéo theo những hậu quả như chi phí vận chuyển, kho bãi chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm. Nhà bán muốn tiếp cận mọi đối tượng khách hàng với cùng một mức giá phải chi trả thêm những chi phí này, làm do lợi nhuận giảm xuống.
- Hạ tầng logistics chưa đồng bộ: Hệ thống giao thông, kho bãi chưa phát triển đồng bộ, gây khó khăn cho việc phân phối hàng hóa.
- Rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng: Các yếu tố bất ngờ như dịch bệnh, thiên tai có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng, tiêu biểu như ảnh hưởng của dịch Covid.
6. Xu hướng tương lai của ngành bán lẻ tại Việt Nam
Tại Việt Nam, ngành kinh doanh này sẽ có nhiều biến động trong các năm tới, trong đó có 2 xu hướng nổi bật dưới đây.
6.1. Thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh
Theo Ecommerce DB dự báo, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia có thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất thế giới với CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm) trong giai đoạn 2023-2027 là 12.3%. Có thể thấy rõ hành vi mua sắm của nhiều người cũng thay đổi từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm online.
6.2. Lối đi cho kênh bán lẻ truyền thống
Các hình thức bán hàng trực tiếp muốn cạnh tranh phải có sự thay đổi về chất lượng sản phẩm và phục vụ, áp dụng công nghệ vào việc nâng cao trải nghiệm mua sắm, đồng thời cho
phép khách hàng trải nghiệm sản phẩm tại chỗ… để thu hút người tiêu dùng. Việc cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm cũng phải nâng cao để tạo ra những khách hàng trung thành.
Các kênh bán hàng truyền thống cũng có thể phát triển và tiến tới sự kết hợp cả truyền thống và trực tuyến, giúp người mua hàng đa dạng chọn lựa hơn, đồng thời cũng tiếp cận nhiều nguồn khách hàng hơn.
Ngành bán lẻ tại Việt Nam đang có sự cạnh tranh hơn bao giờ hết, nhưng đồng thời cũng là một nơi nhiều tiềm năng để đầu tư. Tuy nhiên, nếu bước chân vào thị trường này, nhà đầu tư hay các doanh nghiệp cần phải nắm rõ về những công nghệ tương lai định hình ngành bán lẻ, đồng thời xây dựng và quản lý một cách có hệ thống để mang đến cho khách hàng một trải nghiệm chuyên nghiệp và tiện lợi thì mới có thể tối ưu được năng lực cạnh tranh.
Hãy đến với công ty K-SETUP để trải nghiệm dịch vụ setup siêu thị chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Bạn cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ CUNG ỨNG K-SETUP.
VP Hà Nội : Số Nhà F1 Ngõ 112, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Hotline : 098.5566.123
TP.HCM : Tầng 2, Số 44 đường số 1, KDC Cityland, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Hotline : 085.399.2222
Bản quyền thuộc về công ty K-Setup!