Bí kíp nhận biết trái cây nhập khẩu dễ dàng và đơn giản nhất

Ngày nay, nhu cầu về các loại thực phẩm, rau củ và hoa quả nhập khẩu ngày càng lớn. Vì vậy đòi việc nhận biết trái cây nhập khẩu một cách dễ dàng và đơn giản trở nên cực kỳ cần thiết. Những loại trái cây nhập khẩu được cung cấp bởi nhiều quốc gia khác nhau nên mang đến sự khác biệt về kích thước, hình dạng và giá cả. Vậy làm thế nào để nhận biết trái cây nhập khẩu và trái cây nội địa đơn giản nhất? Hãy cùng K-setup tìm hiểu ngay!

Nhận biết trái cây nhập khẩu
Những loại trái cây nhập khẩu được cung cấp bởi nhiều quốc gia khác nhau nên mang đến sự khác biệt về kích thước, hình dạng và giá cả.

1. Sự khác biệt giữa trái cây nhập khẩu và trái cây trong nước

1.1. Về giá cả

Sự đa dạng và chất lượng là điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa trái cây nhập khẩu và trái cây trong nước. Trái cây nhập khẩu thường là những sản phẩm không có sẵn tại Việt Nam, có thể không qua biến đổi gen và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng trọt. Do đó hoa quả nhập khẩu sẽ có chất lượng vượt trội hơn so với các sản phẩm được trồng tại Việt Nam. 

lựa chọn trái cây nhập khẩu
Sự đa dạng và chất lượng là điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa trái cây nhập khẩu và trái cây trong nước. 

Bên cạnh đó, khác với các mặt hàng hoa quả trong nước, trái cây nhập khẩu phải trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt và vận chuyển từ nước ngoài về chủ yếu là bằng đường hàng không. Điều này khiến cho giá thành của trái cây nhập khẩu cao hơn nhiều so với trái cây nội địa

1.2. Về chất lượng

Người tiêu dùng thường cân nhắc khi lựa chọn giữa trái cây nhập khẩu và trái cây trong nước. Trái cây nhập khẩu được đảm bảo từ hạt giống đến quy trình sản xuất và trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt, vì vậy hương vị, hình dạng và kích thước của chúng thường vượt trội hơn so với trái cây nội địa. Đây cũng là những yếu tố để nhận biết trái cây nhập khẩu và trái cây trong nước. Tuy nhiên, không thể nói trái cây nội địa kém chất lượng. Mỗi loại trái cây đều có hương vị đặc trưng riêng và sự lựa chọn phụ thuộc vào sở thích cá nhân, điều kiện kinh tế của người tiêu dùng.

1.3. Về giá trị dinh dưỡng

Một yếu tố khác được quan tâm giữa trái cây nhập khẩu và trái cây trong nước là giá trị dinh dưỡng. Nhiều người cho rằng trái cây nhập khẩu bổ dưỡng hơn, nhưng thực tế sự khác biệt chủ yếu nằm ở hình dạng, kích thước và hương vị, còn thành phần dinh dưỡng của cả hai không có sự chênh lệch đáng kể. 

Nhận biết trái cây nhập khẩu
Mỗi loại trái cây đều có ưu điểm riêng và người tiêu dùng có thể chọn dựa trên nhu cầu của gia đình.

Mỗi loại trái cây đều có ưu điểm riêng và người tiêu dùng có thể chọn dựa trên nhu cầu của gia đình. Dù là trái cây nhập khẩu hay trong nước, điều quan trọng là tìm mua từ những nhà cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng.

2. Cách lựa chọn và nhận biết trái cây nhập khẩu thông qua mã PLU  

Khi mua trái cây nhập khẩu ở siêu thị hay cửa hàng kinh doanh mặt hàng nước ngoài, bạn sẽ thấy tem trên sản phẩm có dãy số và ký tự. Đó được gọi là mã PLU (tiếng anh là Price Look Up). Mã này chứa các thông tin về cách sản xuất giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn lựa được sản phẩm an toàn. 

Mã số trái cây an toàn
Mã PLU chứa các thông tin về cách sản xuất giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn lựa được sản phẩm an toàn. 

Nếu sản phẩm không có mã PLU, hãy cẩn thận vì nguồn gốc có thể không rõ ràng. Mặc dù mã PLU có thể là cách giúp bạn nhận biết trái cây nhập khẩu đơn giản nhất, nhưng bạn vẫn nên thận trọng vì tem có thể bị làm giả và ngày càng trở nên tinh vi hơn. Vì vậy, hãy tìm mua trái cây nhập khẩu từ các cửa hàng uy tín.

2.1. Mã trái cây đầu 3 có 4 chữ số

Đây là loại trái cây được trồng theo phương thức canh tác truyền thống nhưng được xử lý bằng công nghệ ion hóa với liều lượng bức xạ được FDA Mỹ cấp phép. Công nghệ ion hóa giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm và duy trì độ tươi ngon của trái cây trong thời gian dài hơn.

mã trái cây đầu 3
Với liều lượng bức xạ ion trong phạm vi được FDA cấp phép, nên các loại trái cây mang mã này mang lại sự an toàn cho người tiêu dùng. 

Vậy mã trái cây đầu 3 có an toàn không? Với liều lượng bức xạ ion trong phạm vi được FDA cấp phép, nên các loại trái cây mang mã này mang lại sự an toàn cho người tiêu dùng. Các loại trái cây được người tiêu dùng ưa chuộng như cam cara ruột đỏ của Úc, táo, lê, kiwi thường mang mã này. Khi sử dụng những loại trái cây này, người tiêu dùng nên rửa quả thật kỹ và gọt vỏ để đảm bảo an toàn.

2.2. Mã trái cây đầu 4 có 4 chữ số 

Táo đầu 4 là gì? Mã tem đầu 4 có 4 chữ số cho biết loại trái cây nhập khẩu được trồng theo phương pháp thông thường, có sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng, chất bảo quản với liều lượng cho phép. Chính vì vậy, khi khách hàng mua loại trái cây này, cần tiến hành rửa sạch rửa thật sạch với nước muối và phải gọt vỏ trước khi ăn để đảm bảo an toàn.

Táo đầu 4 là gì
Khách hàng mua loại trái cây mã đầu 4, cần tiến hành rửa sạch rửa thật sạch với nước muối và phải gọt vỏ trước khi ăn để đảm bảo an toàn.

2.3. Mã trái cây đầu 8 có 5 chữ số

Những loại trái cây nhập khẩu này là sản phẩm biến đổi gen. Trái cây biến đổi gen hiện nay vẫn đang gây tranh cãi và bị phản đối ở nhiều quốc gia, đặc biệt là trong Liên minh châu Âu và các quốc gia châu Á. Mặc dù hiện nay chưa có nghiên cứu chứng minh rõ ràng rằng các loại thực phẩm biến đổi gen gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng, nhưng bạn vẫn nên cân nhắc trước khi quyết định mua loại hoa quả này nhé.

kiểm tra trái cây nhập khẩu
Những loại trái cây nhập khẩu mã đầu 8 có 5 chữ số là sản phẩm biến đổi gen.

2.4. Mã trái cây đầu 9 có 5 chữ số

Đây là loại trái cây trồng hữu cơ, không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học hay xử lý sau thu hoạch. Mặc dù giá cao hơn các loại trái cây thông thường, nhưng nó rất an toàn cho sức khỏe. Đây là mã số trái cây an toàn nhất.  

Nhận biết trái cây nhập khẩu
Nếu bạn thấy tem gồm 5 chữ số bắt đầu bằng số 9 trên các loại trái cây nhập khẩu, bạn có thể yên tâm về mức độ an toàn của chúng. 

Nếu bạn thấy tem gồm 5 chữ số bắt đầu bằng số 9 trên các loại trái cây nhập khẩu, bạn có thể yên tâm về mức độ an toàn của chúng. Tuy nhiên, với quy trình trồng và chăm sóc đảm bảo chất lượng và an toàn tuyệt đối, mã trái cây này thường có giá thành cao và chỉ được bày bán tại các cửa hàng chuyên về thực phẩm nhập khẩu. Nếu bạn có điều kiện về kinh tế, hãy ưu tiên lựa chọn mã trái cây nhập khẩu này nhé.

3. Cách lựa chọn trái cây nhập khẩu an toàn

Nhận biết trái cây nhập khẩu an toàn bằng cách kiểm tra mã PLU là một cách thức vô cùng hiệu quả và có độ chính xác cao. Tuy nếu bạn không may mua hoa quả từ các cơ sở không đáng tin cậy, có thể bạn sẽ mua phải sản phẩm kém chất lượng.

lựa chọn trái cây nhập khẩu
Đối với những loại trái cây chín tự nhiên sẽ có vỏ không đều màu và chỗ đậm – chỗ nhạt, quả có mùi thơm đậm và đặc trưng. 

Bạn có thể kiểm tra trái cây nhập khẩu an toàn theo cách sau đây: Đối với những loại trái cây chín tự nhiên sẽ có vỏ không đều màu và chỗ đậm – chỗ nhạt, quả có mùi thơm đậm và đặc trưng. Ngược lại, những loại hoa quả ép chín bằng hóa chất thường được ngâm thuốc nên sẽ có vỏ chín đều màu, nhưng không có vị đậm và dậy mùi như quả chín tự nhiên.

Có thể thấy, với mỗi loại trái cây nhập khẩu đều có những đặc trưng riêng và khách hàng dễ dàng nhận biết khi lựa chọn. Bên cạnh việc nhận biết trái cây nhập khẩu thông qua đặc điểm đặc trưng, khách hàng nên lựa chọn những cơ sở kinh doanh uy tín, cung cấp được đầy đủ nguồn gốc, xuất xứ của mặt hàng để lựa chọn, tránh việc mua phải hàng kém chất lượng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn và người thân.

Hãy đến với công ty K-SETUP để trải nghiệm dịch vụ setup siêu thị chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Bạn cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

🏢  CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ CUNG ỨNG K-SETUP.

🔰VP Hà Nội  : Số Nhà F1 Ngõ 112, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

☎  Hotline : 098.5566.123

🔰 TP.HCM : Lầu 4 số 32 Đường số 4, Khu Dân Cư Cityland, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM

☎ Hotline : 085.399.2222

Bản quyền thuộc về công ty K-Setup!

.
.
.
.