Kinh nghiệm mở quán bán trà sữa cho người mới bắt đầu

Trên thị trường kinh doanh đồ uống hiện nay, trà sữa là “món khoái khẩu” được nhiều khách hàng yêu thích và lựa chọn mỗi ngày. Có thể nói, đây là lĩnh vực chưa bao giờ hết hot trong những năm gần đây vì khả năng mang lại lợi nhuận rất lớn cho các nhà kinh doanh. Vậy, làm thế nào để kinh doanh quán trà sữa hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm mở quán bán trà sữa có thể bạn chưa từng biết đến.

kinh nghiệm mở quán bán trà sữa
Trà sữa là “món khoái khẩu” được nhiều khách hàng yêu thích và lựa chọn mỗi ngày.

1. Có nên đầu tư kinh doanh quán trà sữa không?

Đầu tư kinh doanh quán trà sữa là lĩnh vực đang rất được ưa chuộng trong những năm gần đây và ngày càng trở nên vô cùng sôi động. Khách hàng sẽ không khó để tìm kiếm hàng loạt các quán trà sữa đến từ những thương hiệu nổi tiếng hay các quán trà sữa bình dân tại nơi mình sinh sống. Điều này một phần xuất phát từ nhu cầu ăn uống, vui chơi, tụ họp của giới trẻ; một phần là do du nhập trend từ nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc. Hiện nay, các quán trà sữa đang trở thành địa điểm yêu thích mà mọi người thường xuyên lui tới, chính vì vậy trà sữa sẽ có cơ hội để phát triển rộng mở và ngày càng chiếm lĩnh thị trường đồ uống. Vì vậy, việc đầu tư mở quán trà sữa sẽ là một lĩnh vực kinh doanh hứa hẹn thu về lợi nhuận vô cùng lớn. Nhưng để có được thành công khi đầu tư lĩnh vực này, nhà kinh doanh cần có những kinh nghiệm mở quán bán trà sữa để hạn chế rủi ro.

2. Các mô hình kinh doanh trà sữa được ưa chuộng hiện nay

Mở quán trà sữa là lĩnh vực đang rất được ưa chuộng, chính vì vậy trên thị trường hiện nay tồn tại đa dạng mô hình kinh doanh. Theo tìm hiểu và khảo sát kinh nghiệm mở quán bán trà sữa của nhiều nhà kinh doanh, thì hiện nay đang phổ biến những mô hình quán bán trà sữa thịnh hành như:

2.1. Mô hình kinh doanh quán trà sữa truyền thống

Mô hình kinh doanh quán trà sữa truyền thống trở nên vô cùng quen thuộc trên thị trường, với những cửa hàng trải dài trên đường phố, với khá nhiều hương vị và giá cả hợp lý được bày bán tại các khu vực như cổng trường học, khu dân cư hoặc dưới các tòa nhà văn phòng. Mặc dù phổ biến, nhưng mô hình quán trà sữa truyền thống này lại gây ấn tượng không tích cực đối với khách hàng về chất lượng đồ uống. Việc sử dụng chai siro nhiều màu sắc thường không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và nguồn gốc. Ngày nay, mô hình trà sữa truyền thống đang dần giảm sức hút và giảm số lượng, không còn xuất hiện đông đúc như trước, mà chỉ thấy lác đác ở những vùng quê gần các khu vực trường học.

2.2. Quán trà sữa nhượng quyền thương hiệu

Hiện nay, trên thị trường đang xuất hiện nhiều thương hiệu trà sữa nhượng quyền kinh doanh và được khách hàng nhiệt tình đón nhận. Có thể kể đến một vài thương hiệu nổi bật như: Gong Cha, Mixue, The Alley, Dingtea,…Mô hình kinh doanh trà sữa nhượng quyền đang phát triển mạnh mẽ và trở nên phổ biến nhờ vào những ưu điểm mà nó mang lại cho người kinh doanh, bao gồm:

  • Thương hiệu trà sữa đã được nhiều khách hàng biết đến và yêu thích, giúp người kinh doanh quán trà sữa giảm thiểu chi phí và thời gian để xây dựng một thương hiệu mới.
  • Quy trình kinh doanh và công thức pha chế đã được thương hiệu nhượng quyền kiểm nghiệm và chứng minh hiệu quả thông qua một thời gian dài.
  • Nhờ vào kinh nghiệm mở quán bán trà sữa và hệ thống mối quan hệ của thương hiệu nhượng quyền, chủ quán có thể tối ưu hóa chi phí thiết kế và thi công.
  • Mô hình nhượng quyền giúp giảm thiểu rủi ro khi tự mở quán, đồng thời rút ngắn thời gian để thu hồi vốn, tạo điều kiện thuận lợi người kinh doanh.

2.3. Mô hình kinh doanh trà sữa online

Mô hình kinh doanh trà sữa online là lựa chọn phù hợp đối với các bạn học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng, đặc biệt là những người muốn có nguồn thu nhập bổ sung mà không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư ban đầu. Bạn có thể dễ dàng bắt đầu kinh doanh trà sữa tại nhà và sử dụng các ứng dụng giao hàng như: Grab, Bee, Gofood, Lo Ship,….Ưu điểm của mô hình này là bạn chỉ cần tập trung vào việc bán hàng thông qua các ứng dụng, giúp giảm thiểu các chi phí cố định như: Tiền thuê mặt bằng, thuê nhân viên phục vụ.

Mô hình kinh doanh trà sữa
Mô hình kinh doanh trà sữa online hiện nay đang rất được ưa chuộng và phù hợp với những quán có quy mô nhỏ, không gian hạn chế.

Mô hình kinh doanh trà sữa online hiện nay đang rất được ưa chuộng và thu về lợi nhuận cao. Tuy nhiên để thu hút khách hàng, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Đảm bảo cửa hàng của bạn có thông tin đầy đủ và chuyên nghiệp trên ứng dụng, kèm theo danh sách đầy đủ các món thức uống.
  • Sử dụng hình ảnh thực tế của đồ uống trong quán để tạo ấn tượng tích cực với khách hàng.
  • Mời bạn bè và khách hàng đưa ra đánh giá và nhận xét tích cực để tăng độ tin cậy.
  • Tạo các chương trình ưu đãi thường xuyên để khuyến khích khách hàng đặt đồ uống.
  • Đăng ký chương trình “Quán Yêu Thích” trên ứng dụng để nâng cao uy tín của quán trong mắt khách hàng.

2.4. Mô hình kinh doanh trà sữa take away

Hình thức kinh doanh trà sữa mang đi, hay còn được gọi là “take away”, đang trở thành một xu hướng phổ biến trong ngành công nghiệp trà sữa, chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách hàng muốn mang sản phẩm về nhà. Nhiều quán trà sữa hiện nay đã áp dụng mô hình này do sự tiện lợi và khả năng thu lợi nhuận linh hoạt mà nó mang lại. Việc này giúp giảm chi phí và thời gian đầu tư so với việc mở quán dùng tại chỗ, với những khoản như tiền thuê địa điểm, công sức thiết kế ý tưởng, hay chuẩn bị nhiều vật dụng.

Chỉ với một số dụng cụ pha chế đơn giản như bình lắc trà sữa, ly, muỗng, ống hút và một chiếc xe đẩy, bạn đã có thể triển khai kinh doanh tại bất kỳ địa điểm nào. Tuy nhiên, mặc dù mô hình này mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đồng thời gặp phải những hạn chế, như lo lắng về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm từ phía khách hàng. Mặc dù mô hình này không có nhiều sự khác biệt so với quán trà sữa thông thường, nhưng nếu bạn biết cách biến tấu và tạo hương vị độc đáo cho sản phẩm của mình, đó có thể là chìa khóa để đạt được lợi nhuận cao.

2.5. Mở quán bán trà sữa kết hợp cà phê

Hiện nay, mô hình kinh doanh kết hợp trà sữa và cà phê đang trở thành một xu hướng phổ biến, được áp dụng thành công bởi nhiều thương hiệu nổi tiếng như: The Coffee House, Phúc Long, Snob Coffee, Cheese Coffee,… Sự kết hợp đa dạng và phong phú của hai loại thức uống này phù hợp với đa dạng đối tượng và nhu cầu khác nhau, tạo điều kiện linh hoạt để tối ưu hóa lợi nhuận.

Việc hướng đến đúng phân khúc và đối tượng khách hàng mục tiêu là chìa khóa quan trọng để phát triển và đạt được lợi nhuận cao trong mô hình kinh doanh này. Thời gian và không gian đóng vai trò quan trọng trong thành công của quán. Nếu bạn có vốn đầu tư đủ lớn, việc mở quán có mặt bằng rộng là một quyết định sáng tạo. Không gian rộng rãi và thoáng đãng không chỉ tạo ra một môi trường dễ chịu mà còn đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.

kinh nghiệm mở quán bán trà sữa
Hiện nay, mô hình kinh doanh kết hợp trà sữa và cà phê đang trở thành một xu hướng phổ biến, được áp dụng thành công bởi nhiều thương hiệu nổi tiếng.

Ngoài không gian, thời gian cũng đóng một vai trò quan trọng. Đối với mọi người, thời gian là tài sản quý giá. Do đó, nếu có khả năng, mở quán phục vụ 24/7 là một cách tận dụng tối đa mô hình kinh doanh này. Việc cung cấp không gian rộng và phục vụ xuyên suốt 24 giờ có thể giúp khách hàng giải quyết công việc và học tập một cách thuận tiện. Từ đó, thương hiệu trà sữa của bạn sẽ ngày càng chiếm vị trí trên thị trường và chiếm được niềm tin của nhiều khách hàng.

2.6. Mô hình quán trà sữa buffet tự chọn

Trong kinh doanh quán trà sữa buffet luôn áp dụng phương châm khách uống càng nhiều thì quán càng lãi, đây chính là một chiến lược thông minh trong lĩnh vực kinh doanh trà sữa. Tuy vậy, để thành công trong việc triển khai mô hình này, chủ quán trà sữa cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây:

  • Kiểm soát và quản lý nguồn nguyên liệu đầu vào một cách hiệu quả: Tìm kiếm các đối tác cung cấp uy tín các loại nguyên liệu pha chế trà sữa như: Bột trà sữa, trà, các loại topping,… Điều này giúp đảm bảo chất lượng của trà sữa.
  • Đưa các loại topping phổ biến và được giới trẻ yêu thích vào hệ thống buffet cao cấp: Giới trẻ hiện nay yêu thích các loại topping như: Thạch phô mai tươi, kem trứng, pudding trứng, trân châu đường đen,…Điều này sẽ tăng cường sự hấp dẫn của quán, khiến khách hàng cảm thấy thoải mái với nhiều lựa chọn chất lượng và độ đa dạng.
  • Tính toán chi phí nguyên liệu sao cho thấp hơn giá vé: Đây là một phương pháp trung bình được áp dụng rộng rãi trong ngành nhà hàng và quán buffet hiện nay. Việc này giúp đảm bảo lợi nhuận cho việc kinh doanh.

3. Chi phí mở quán trà sữa nhỏ cần bao nhiêu tiền?

Khi mở quán kinh doanh trà sữa, chủ quán sẽ cần chuẩn bị những khoản chi phí nhất định, và những khoản vốn đầu này sẽ phụ thuộc và quy mô cũng như phân khúc khách hàng mà quán hướng tới. Theo kinh nghiệm mở quán bán trà sữa được chia sẻ, khi mở quán với quy mô nhỏ, bạn sẽ cần chuẩn bị các kinh phí sau:

3.1. Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh

Chi phí thuê mặt bằng chiếm khoảng 30% tổng chi phí đầu tư ban đầu cho quán trà sữa, và mức này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích, vị trí, mật độ giao thông và an ninh khu vực. Vì vậy, quan trọng nhất là phải đặt ưu tiên cao cho việc lựa chọn mặt bằng và phải tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo khả năng sử dụng vốn trong giai đoạn khởi đầu của việc kinh doanh quán trà sữa.

Không như các loại hình kinh doanh khác, trà sữa là mặt hàng thường được mua mang đi nhiều, nên không cần một không gian để xe quá lớn. Tuy nhiên, vẫn cần đảm bảo có đủ chỗ để xe và chỗ ngồi trong quán. Tóm lại, diện tích không cần quá rộng nhưng vị trí phải hấp dẫn để thu hút khách hàng. Hãy đảm bảo rằng địa điểm kinh doanh bạn chọn là phù hợp với ngân sách thuê mặt bằng đã được xác định trước đó.

Khi ký hợp đồng thuê mặt bằng, chủ nhà thường yêu cầu đặt cọc trong khoảng 3 đến 6 tháng. Điều này đòi hỏi bạn phải có một khoản tiền đáng kể sẵn sàng trước khi bắt đầu kinh doanh. Bạn cũng cần thống nhất với chủ nhà về phương thức thanh toán tiền thuê, có thể là hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm, để tránh những khó khăn không mong muốn trong tương lai.

3.2. Chi phí thiết kế, trang trí

Việc đầu tư vào chi phí thiết kế và trang trí nội thất đóng góp đặc biệt quan trọng vào việc tạo ra sự thẩm mỹ cho không gian quán. Nếu bạn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, có thể nên xem xét việc thuê một đơn vị chuyên nghiệp để biến ý tưởng và khái niệm của bạn thành hiện thực. Tuy nhiên, bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng vì chi phí cho dịch vụ này có thể lên đến 20-30 triệu hoặc cao hơn, tùy thuộc vào diện tích quán của bạn.

Nếu ngân sách của bạn hạn chế, bạn cũng có thể học hỏi từ những người có kinh nghiệm mở quán bán trà sữa trong ngành, nghiên cứu và tham khảo các đối thủ trên thị trường để tự thiết kế không gian của mình. Sau khi chọn được phong cách thiết kế, bạn cần tập trung vào việc chọn lựa vật dụng trang trí để tạo điểm nhấn như cây cảnh, tranh ảnh, đồ lưu niệm và nhiều loại vật dụng khác.

Nhiều quán trà sữa đã thành công trong việc thu hút khách hàng bằng cách sáng tạo không gian và nội thất. Tùy thuộc vào phong cách của quán, bạn có thể chọn lựa nội thất để tạo nên điểm nhấn và thu hút sự chú ý cho quán của mình. Đồng thời, việc kết hợp hài hòa nội thất với màu sơn tường cũng là một yếu tố quan trọng để tạo ra sự đồng bộ và thống nhất trong không gian quán.

3.3. Chi phí đầu tư cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất của các quán bán trà sữa sẽ bao gồm hệ thống điện nước cũng như toàn bộ trang thiết bị kinh doanh gồm quầy pha chế, tủ đựng nguyên liệu, cốc, thìa, lọ,…Đối với những vật dụng này, chất lượng cao và độ bền là yếu tố quan trọng để giảm thiểu chi phí trong thời gian dài. Để đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu, việc mua sắm từ các thương hiệu lớn, uy tín là rất quan trọng. Điều này không chỉ đảm bảo công dụng mà còn giúp tránh mua quá nhiều vật dụng, gây lãng phí và tăng chi phí lưu kho, bảo quản. Việc tìm hiểu kỹ về sản phẩm và chọn lựa số lượng cần thiết là chìa khóa để tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, việc mua thanh lý có thể là một phương án tiết kiệm chi phí, nhưng cần kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng trước khi sử dụng để tránh những vấn đề không mong muốn. Chi phí đầu tư của quán sẽ phụ thuộc vào quy mô của quán cũng như thương hiệu của các trang thiết bị.

3.4. Chi phí mua nguyên liệu pha chế

Chất lượng của trà sữa là yếu tố vô cùng quan trọng để nhận được sự ủng hộ của khách hàng. Để đạt được điều này, việc lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu có uy tín, cam kết chất lượng và đảm bảo an toàn là rất quan trọng.

Với các nguyên liệu chế biến trà sữa, đa phần là dạng nguyên liệu khô có thời hạn sử dụng lâu dài. Vì vậy, bạn có thể tối ưu hóa chi phí bằng cách nhập số lượng lớn để sử dụng theo nhu cầu, tránh mua ít và chia thành nhiều đợt sẽ làm tăng thêm chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, quan trọng là không nên nhập quá nhiều hàng để tránh thất thoát và tốn kém chi phí bảo quản.

Đối với nguồn cung cấp nguyên liệu tươi như hoa quả và chân trâu, việc làm mới hàng ngày là quan trọng để đảm bảo sự tươi ngon. Bạn nên lựa chọn các nhà cung cấp đáng tin cậy, ổn định để không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, việc hợp tác lâu dài với những đối tác cung cấp giúp bạn nhận được ưu đãi khi nhập nguyên liệu. Chi phí mua nguyên liệu sẽ phụ thuộc vào quy mô của quán, đối với những quán có vốn đầu tư khoảng 50 triệu thì tiền nhập nguyên liệu khoảng 2 triệu đồng/lần nhập hàng; đối với quán có vốn đầu tư khoảng 100 triệu thì chi phí mua nguyên liệu sẽ khoảng 3-4 triệu cho một lần nhập hàng hoặc cao hơn tùy quy mô.

3.5. Chi phí thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh

Khi bắt đầu bất kỳ một mô hình kinh doanh nào, việc đăng ký là bước không thể thiếu để đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật. Quy trình này thường phức tạp và có thể gặp nhiều khó khăn, vì vậy, bạn nên đến các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Để giảm bớt những rắc rối có thể xảy ra, việc tìm kiếm sự tư vấn và hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm mở quán bán trà sữa là quan trọng. Nếu bạn muốn hoàn thiện quy trình đăng ký kinh doanh một cách nhanh chóng, hãy liên hệ với các các văn phòng luật để được hỗ trợ dịch vụ với một khoản chi phí nhất định. Khi sử dụng dịch vụ của các đơn vị hỗ trợ đăng ký kinh doanh, bạn sẽ cần chi số tiền từ khoảng 2 triệu đồng để họ thực hiện giúp bạn các thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

3.6. Chi phí thuê nhân viên

Trong những ngày đầu khai trương quán, khi lượng khách còn thấp và chưa ổn định, bạn có thể tự mình thực hiện mọi công việc từ việc nhận order, pha chế cho đến phục vụ. Tuy nhiên, khi quán đã đạt được sự ổn định, việc thuê nhân sự là điều không thể tránh khỏi để cải thiện tốc độ phục vụ.

mở quán trà sữa chuyên nghiệp
Những quán trà sữa có quy mô kinh doanh lớn cần phải có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Mặc dù không đặt ra yêu cầu quá cao về trình độ, nhưng việc tìm kiếm nhân viên phục vụ cho quán trà sữa vẫn đòi hỏi một số tiêu chuẩn cụ thể. Điều quan trọng là chọn lựa những ứng viên có khả năng giao tiếp tốt, tính cách cởi mở, lạc quan và nhiệt tình. Bởi vì họ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thái độ và tinh thần tích cực của họ đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Chi phí thuê nhân viên làm việc theo ca sẽ khoảng từ 3-5 triệu đồng/tháng, vì là quán trà sữa nhỏ nên bạn chỉ cần từ 1-2 nhân viên.

3.7. Chi phí mua phần mềm quản lý bán hàng

Một yếu tố có vẻ nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến sự thành công khi kinh doanh quán trà sữa là phần mềm quản lý bán hàng. Các ứng dụng quản lý quán trà sữa hiện đại, với giá tùy quy mô quán không chỉ mang lại đầy đủ tính năng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chủ quán tối ưu hóa quá trình kinh doanh của họ. Nếu mua phần mềm quản lý bán hàng của KiotViet bạn sẽ phải chi khoảng từ 200.000đ/tháng, đây là mức giá khá hợp lý và phù hợp với quán trà sữa nhỏ.

4. Mở quán trà sữa ở nông thôn cần chuẩn bị những gì?

Hiện nay, nhu cầu mở quán trà sữa ở nông thôn ngày càng tăng cao, điều này là do món đồ uống này luôn được ưa chuộng từ người lớn đến trẻ nhỏ. Vì vậy, để đáp những nhu cầu của khách hàng, các quán trà sữa tại vùng nông thôn được mở ra ngày càng nhiều hơn. Vậy mở quán trà sữa ở nông thôn cần chuẩn bị những gì? Theo kinh nghiệm mở quán bán trà sữa được chia sẻ rộng rãi, thì để mở quán trà sữa ở nông thôn bạn sẽ cần thực hiện những bước sau:

4.1. Nguyên cứu thị trường

Khi quyết định mở quán trà sữa tại khu vực nông thôn, bước đầu quan trọng là thực hiện nghiên cứu thị trường. Việc này không chỉ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thị trường mà còn hỗ trợ trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Sự nghiên cứu và phân tích cẩn thận sẽ mang lại lợi ích to lớn cho quá trình kinh doanh của bạn.

Chẳng hạn, nếu đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là học sinh và sinh viên, việc xác định vị trí tiếp cận khách hàng tối ưu là rất quan trọng. Bạn cần đặt câu hỏi như: Vị trí nào sẽ thuận lợi nhất để tiếp cận đối tượng này? Không gian nào phù hợp nhất với họ? Cũng như làm thế nào để điều chỉnh hương vị và giá cả để đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.

4.2. Tìm kiếm và lựa chọn địa điểm phù hợp

Khi chọn địa điểm kinh doanh, quan trọng nhất là tìm nơi mà đối tượng khách hàng mục tiêu thường tập trung. Sự lựa chọn vị trí phù hợp sẽ có tác động lớn đến doanh thu và sự thu hút khách hàng cho cửa hàng của bạn. Tại những vùng nông thôn, tệp khách hàng của các quán trà sữa sẽ chủ yếu tập trung tại khu vực trường học, chợ, bệnh viện,…Đây là những nơi bạn có thể lựa chọn để mở quán bán trà sữa.

Mở quán trà sữa ở nông thôn
Những quán trà sữa tại nông thôn nên thiết kế theo phong cách đơn giản và có thể kết hợp với bán các loại nước uống khác như trà chanh, trà đá,…

4.3. Tìm nguồn nguyên liệu uy tín và chất lượng

Để đảm bảo quán trà sữa ở nông thôn có nguồn nguyên liệu uy tín và chất lượng, có thể thực hiện những bước sau đây:

  • Tìm hiểu các nhà cung cấp trong khu vực để nắm bắt thông tin về nguồn cung cấp trà, sữa, đường và topping. Hỏi ý kiến từ các quán trà sữa khác trong vùng để biết về các nhà cung cấp đang được ưa chuộng.
  • Yêu cầu mẫu sản phẩm từ các nhà cung cấp tiềm năng và kiểm tra chất lượng cũng như hương vị của nguyên liệu. Đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và sẽ tạo ra trà sữa thơm ngon và hấp dẫn.
  • Xem xét và hợp tác với các nhà cung cấp trực tuyến đáng tin cậy. Đồng thời, tìm hiểu ý kiến từ khách hàng đã sử dụng nguyên liệu từ các nhà cung cấp tiềm năng. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về chất lượng và đáng tin cậy của nguồn cung cấp.
  • Liên tục duy trì mối quan hệ tốt với nhà cung cấp và thường xuyên kiểm tra chất lượng nguyên liệu. Điều này giúp đảm bảo rằng quán trà sữa luôn đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.

4.4. Chuẩn bị phí vận hành quán trà sữa 

Chi phí vận hành hàng tháng của quán trà sữa bao gồm các khoản chi cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh như tiền điện, tiền nước, chi phí internet, tiền mua nguyên vật liệu, lương nhân viên, thuế, thuê địa điểm kinh doanh,…. Chi phí này sẽ tùy thuộc vào quy mô và lượng khách hàng của quán. Đối với các quán trà sữa ở nông thôn, chi phí chiếm tỷ lệ cao nhất là tiền mua nguyên vật liệu. Tuy nhiên, thực tế các quán trà sữa ở vùng nông thôn sẽ không quá đông khách hoặc khách chỉ đông vào một số giờ cố định. Vì vậy thông thường chủ quán sẽ đồng thời là người pha chế, thu ngân kiêm nhân viên phục vụ. Bạn có thể cân nhắc thuê thêm 1-2 nhân viên phục vụ để hỗ trợ mình trong việc bưng bê, dọn dẹp và ship hàng và có thể trả lương theo giờ để tiết kiệm chi phí.

Ngoài những khoản chi phí vận hành kể trên, thì nhà kinh doanh cần có một số tiền cố định để sử dụng trong những tình huống phát sinh, đây còn được gọi là chi phí dự trù. Khoản tiền này để sử dụng trong những tình huống phát sinh khi kinh doanh trà sữa như thuê thêm nhân viên trong những ngày cao điểm,…

4.5. Có kế hoạch marketing cho quán bán trà sữa

Nếu không tích hợp các chiến lược tiếp thị vào kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các quán trà sữa khác đang chiếm lĩnh thị trường. Mỗi thương hiệu trà sữa sẽ chọn lựa các phương thức quảng cáo khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý về chiến lược marketing mà bạn có thể tham khảo:

  • Thiết kế và in ấn cho các ấn phẩm như tờ rơi, voucher, biển hiệu, băng rôn;
  • Quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng như Facebook, Zalo, Tiktok,…
  • Sản xuất video quảng cáo, tạo nội dung cho mạng xã hội. 
  • Quảng cáo quán trà sữa trên những ứng dụng giao hàng đang phổ biến hiện nay.

Việc đầu tư đa dạng vào các hoạt động quảng cáo và chiến lược tiếp thị không chỉ giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng tiếp cận và thu hút khách hàng mục tiêu mà còn xây dựng một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và bền vững trong thị trường cạnh tranh ngày nay.

Lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa
Menu đa dạng và đặc sắc là một trong những yếu tố thu hút khách hàng.

Kinh doanh quán trà sữa là lĩnh vực kinh doanh hứa hẹn thu về lợi nhuận cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để đầu tư kinh doanh thành công, bạn nên tích lũy cho mình những kinh nghiệm mở quán trà sữa từ những người đi trước cũng như từ các đối thủ cạnh tranh. Bước đầu tiên để hiện thực hóa việc kinh doanh chính là lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa và thiết kế không gian quán sao cho ấn tượng và đặc biệt. Để thực hiện công đoạn này một cách tốt nhất, hãy tìm kiếm và lựa chọn một đơn vị setup chuyên nghiệp để nhận được sự tư vấn mở quán trà sữa thành công nhất nhé.

Hãy đến với công ty K-SETUP để trải nghiệm dịch vụ setup siêu thị chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Bạn cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

🟢 CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ CUNG ỨNG K-SETUP

🏢 VP Hà Nội: Số Nhà F1 Ngõ 112, Phường Kiến Hưng, Quận Hà

Đông, Thành phố Hà Nội

🏢 VP HCM: Lầu 4 số 32 Đường số 4, Khu Dân Cư Cityland,

Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM

☎️ HOTLINE:

— Hà Nội: 098.5566.123

— TP.HCM: 082.583.1111

Bản quyền thuộc về công ty K-setup! 

.
.
.
.