Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh doanh trực tuyến, nhu cầu tuyển dụng nhân viên giao hàng đang gia tăng. Đây là một ngành nghề thu hút nhiều lao động nhờ mức thu nhập khá cao, cùng các khoản thưởng, hoa hồng và cơ hội làm thêm giờ. Bên cạnh đó, công việc này cũng mang lại sự linh hoạt về thời gian, phù hợp với những ai tìm kiếm công việc tự do hoặc bán thời gian. Vậy, công việc nhân viên giao nhận cần những điều kiện gì? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
1. Nhân viên giao nhận là gì?
Nhân viên giao nhận hàng hóa là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc tiếp nhận hàng, vận chuyển hàng hóa từ nơi gửi đến tay người nhận. Công việc của họ bao gồm vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích bằng các phương tiện phù hợp, đồng thời kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo hàng hóa được giao đầy đủ, chính xác và an toàn. Ở Việt Nam, nhân viên giao nhận thường được gọi với cái tên quen thuộc là “shipper”.
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, những đổi mới trong mô hình kinh doanh và thị trường thương mại điện tử đang trên đà tăng trưởng mạnh. Điều này dẫn đến nhu cầu lớn về nhân viên giao nhận nhằm đáp ứng kịp thời tốc độ giao dịch hàng hóa.
Là một ngành nghề đang rất được ưa chuộng, nên chắc hẳn bạn sẽ rất tò mò về mức lương mà những nhân viên giao nhận được chi trả. Hiện nay, mức lương của nhân viên giao nhận tại Việt Nam thường sẽ từ khoảng 5 đến 20 triệu đồng mỗi tháng. Mức lương có sự chênh lệch như vậy là do thu nhập thực tế của một “shipper” phụ thuộc nhiều vào số lượng đơn hàng mà họ giao trong ngày hoặc trong tháng. Ngoài ra, nhân viên giao nhận đạt hoặc vượt KPI thường được thưởng thêm hoặc nhận hoa hồng theo tháng hoặc quý.
Bên cạnh việc nhận được mức lương khá cao, nhân viên giao nhận tại các công ty thường được bảo đảm về chính sách bảo hiểm và chế độ nghỉ phép, nghỉ lễ. Những chính sách này không chỉ giúp đảm bảo quyền lợi của nhân viên mà còn góp phần xây dựng một môi trường làm việc hấp dẫn và bền vững.
2. Mô tả công việc nhân viên giao hàng
2.1. Tiếp nhận hàng hóa
Bước đầu tiên trong quy trình vận chuyển là nhận hàng từ phía người gửi. Thông thường, hàng hóa được tập kết tại các công ty chuyên về logistics, nơi có điểm giao nhận hoặc kho bãi cố định. Khi tiếp nhận hàng, nhân viên vận chuyển cần kiểm tra và xác nhận mã hàng cùng số lượng theo đơn đặt hàng để đảm bảo tính chính xác. Việc giao nhầm hoặc thiếu hàng không chỉ gây phiền toái mà còn được xem là lỗi nghiêm trọng trong quy trình vận chuyển.
Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, việc giao nhận hàng ngày nay trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn. Khách hàng có thể đặt hàng thông qua các ứng dụng, nơi danh sách sản phẩm luôn được cập nhật trên hệ thống. Nhờ đó, người gửi dễ dàng chuẩn bị chính xác số lượng hàng hóa cho từng địa chỉ giao nhận cụ thể.
2.2. Kiểm tra hàng hóa
Sau khi tiếp nhận hàng từ người gửi, một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhân viên giao nhận là kiểm tra kỹ lưỡng số lượng và tình trạng hàng hóa. Quá trình này đảm bảo mọi thứ đều đúng theo yêu cầu trước khi vận chuyển. Khi nhận hàng, nhân viên cần lưu ý các đặc điểm sau của bưu kiện như:
- Hàng hóa có bị hư hỏng hoặc bao bì đóng gói có đảm bảo chắc chắn không?
- Số lượng nhận được có khớp với đơn đặt hàng không?
- Các giấy tờ, tài liệu liên quan đến hàng hóa đã đầy đủ hay chưa?
Thao tác kiểm tra cẩn thận sẽ giúp ngăn chặn các lỗi phát sinh trong quá trình giao nhận, từ đó đảm bảo chất lượng dịch vụ và uy tín của shipper cũng như đơn vị vận chuyển.
2.3. Cập nhật thông tin hàng hóa
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhân viên giao nhận là cập nhật đầy đủ thông tin về đơn hàng mà họ đã nhận. Việc này giúp họ kiểm soát chặt chẽ số lượng và tình trạng của hàng hóa, đồng thời đảm bảo không xảy ra tình trạng thất lạc. Các thông tin cần ghi chú bao gồm: số lượng sản phẩm, loại hàng, địa chỉ giao và nhận, ngày giờ giao hàng, và các chi tiết khác liên quan.
2.4. Lưu trữ, vận chuyển hàng hóa
Nhiệm vụ tiếp theo của nhân viên giao nhận là quản lý việc lưu trữ và vận chuyển hàng hóa. Đây là giai đoạn mà họ cần sử dụng các phương tiện như xe máy, ô tô,… để thực hiện việc giao hàng. Do đó, đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển là điều bắt buộc.
Nhân viên giao nhận sẽ chịu trách nhiệm giao đơn hàng đến đúng địa chỉ của khách hàng và thực hiện thu tiền hàng. Trong trường hợp không thể giao hàng thành công do một số nguyên nhân, nhân viên sẽ đưa hàng trở lại kho và thực hiện việc lưu trữ để xử lý trong các ca làm việc tiếp theo.
2.5. Thực hiện giao hàng cho khách
Sau khi đảm bảo số lượng hàng hóa chính xác để vận chuyển, nhân viên giao nhận sẽ tiến hành di chuyển đến địa chỉ mà khách hàng yêu cầu. Trước khi giao hàng, nhân viên cần liên hệ với khách hàng qua điện thoại để xác nhận thời gian và địa điểm nhận hàng. Nếu khách hàng xác nhận có mặt và sẵn sàng nhận, bạn sẽ tiếp tục đến giao hàng theo kế hoạch.
Trong trường hợp không thể liên lạc được với khách hàng hoặc nếu họ đề nghị thay đổi thời gian nhận hàng, hãy tạm thời bỏ qua đơn hàng này và tiếp tục giao các đơn khác. Những đơn hàng chưa giao sẽ được xử lý vào thời điểm phù hợp sau đó.
2.6. Báo cáo kết quả giao nhận hàng
Trong các công ty vận chuyển hàng hóa, nhân viên giao nhận cần tuân thủ quy trình làm việc chuẩn của công ty nhằm đảm bảo hiệu quả và sự minh bạch. Khi hoàn tất việc giao hàng, nhân viên phải thực hiện xác nhận giao hàng qua ứng dụng quản lý hoặc thông báo chi tiết tình trạng từng đơn hàng đã xử lý đến các bộ phận liên quan.
Bên cạnh đó, nhân viên giao nhận chịu trách nhiệm hoàn toàn với hàng hóa từ lúc tiếp nhận cho đến khi giao thành công cho khách hàng. Nếu xảy ra sự cố như hư hỏng hoặc mất mát, người vận chuyển sẽ phải bồi thường, trừ các trường hợp bất khả kháng.
2.7. Lập sổ giao nhận
Vào cuối mỗi ngày, nhân viên vận chuyển cần tổng kết các khoản thu nhận từ khách hàng và ghi chép đầy đủ vào sổ giao nhận. Thông tin cần cập nhật bao gồm: Ngày giao hàng, loại sản phẩm, địa điểm nhận, thời gian giao, số tiền nhận từ khách hàng,…Việc ghi chép này không chỉ giúp bạn tự đánh giá tiến độ và chất lượng công việc, mà còn cung cấp dữ liệu để cấp trên theo dõi hiệu quả làm việc của nhân viên. Một quy trình quản lý sổ giao nhận rõ ràng, chính xác sẽ đảm bảo sự minh bạch và chuyên nghiệp trong công việc.
3. Nhân viên giao nhận hàng hóa cần có những kỹ năng gì?
3.1. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là yếu tố không thể thiếu trong mọi công việc, đặc biệt là trong ngành giao nhận. Khi khách hàng hủy đơn hàng hoặc có bất kỳ câu hỏi nào về dịch vụ, người giao hàng cần giữ bình tĩnh, lắng nghe và giải thích một cách rõ ràng. Nhân viên giao hàng nên giao tiếp một cách lịch sự, nhẹ nhàng để tạo ấn tượng tốt, vì một thái độ thiếu kiên nhẫn hoặc thô lỗ có thể khiến khách hàng không hài lòng và để lại phản hồi tiêu cực về dịch vụ.
3.2. Sắp xếp lộ trình giao hàng lợp lý, khoa học
Nhân viên giao hàng cần xác định rõ lộ trình cho từng điểm đến trước khi xuất phát, nhằm tối ưu hóa thời gian di chuyển và tiết kiệm chi phí nhiên liệu. Ngoài ra, việc nghiên cứu các tuyến đường thuận tiện, tránh ùn tắc giao thông, và sắp xếp thứ tự giao hàng theo vị trí gần xa sẽ giúp quá trình vận chuyển diễn ra suôn sẻ hơn.
3.3. Kỹ năng kiểm tra hàng hóa
Đây là một kỹ năng thiết yếu đối với nhân viên giao nhận hàng hóa. Từ lúc nhận hàng từ người gửi, bạn phải đảm bảo rằng sản phẩm vẫn giữ được nguyên vẹn cho đến khi đến tay người nhận. Nếu sản phẩm bị hư hỏng, biến dạng hay móp méo trong quá trình giao hàng, khách hàng có thể không hài lòng và từ chối nhận hàng. Việc kiểm tra cẩn thận hàng hóa ngay từ đầu cho đến khi giao hàng sẽ giúp tăng tỷ lệ thành công và sự hài lòng của khách hàng.
3.4. Kỹ năng ghi nhớ đường
Đối với một nhân viên giao nhận hàng hóa, việc thông thạo các tuyến đường trong thành phố và thậm chí cả các khu vực lân cận là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Dù các ứng dụng như Google Maps hỗ trợ tìm đường hiệu quả, nhưng không phải lúc nào chúng cũng giúp tránh được các tuyến đường thường xuyên ùn tắc.
Hiểu rõ các ngõ ngách và có khả năng tìm kiếm đường đi thay thế sẽ giúp nhân viên giao hàng tiết kiệm thời gian, thoát khỏi những đoạn đường thường xuyên tắc nghẽn và đôi khi còn tận dụng được các đường đi tắt. Kỹ năng này không chỉ cải thiện hiệu suất công việc mà còn giúp tối ưu hóa quá trình giao nhận hàng hóa.
3.5. Kỹ năng lái xe
Nhìn chung, công việc của một nhân viên giao nhận tiềm ẩn nhiều thử thách và khó khăn. Những vấn đề như tắc đường, tiếng ồn, khói bụi hay những tình huống bất ngờ trong quá trình di chuyển có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, những khó khăn này có thể được vượt qua nếu bạn sở hữu kỹ năng lái xe vững vàng, am hiểu đầy đủ các quy định giao thông và luôn duy trì sự tỉnh táo, sáng suốt, cũng như bình tĩnh khi đối mặt với các tình huống phát sinh.
4. Điều kiện ứng tuyển công việc của nhân viên giao nhận hàng hóa
Để được tuyển dụng vào vị trí nhân viên giao nhận, ứng viên cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:
- Trình độ học vấn: Ứng viên cần có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông để đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu về trình độ văn hóa.
- Kỹ năng giao tiếp tốt là một lợi thế lớn, giúp giải quyết công việc nhanh chóng và hiệu quả. Do công việc đòi hỏi thường xuyên ghi nhận và kiểm tra hàng hóa, ứng viên nên có tính cách cẩn thận và làm việc khoa học.
- Yêu cầu về bằng lái xe: Ứng viên bắt buộc phải có bằng lái xe máy, một số công ty có thể yêu cầu thêm bằng lái xe tải tùy theo tính chất công việc.
- Kinh nghiệm làm việc: Ứng viên nên có ít nhất một năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa, đặc biệt khi ứng tuyển vào các công ty lớn.
- Phẩm chất cá nhân: Ứng viên nhanh nhẹn, cẩn thận, trung thực, nghiêm túc trong công việc và có sức khỏe tốt là những phẩm chất quan trọng để nhà tuyển dụng lựa chọn.
Những tiêu chí trên đây không chỉ đảm bảo hiệu quả công việc mà còn tạo điều kiện cho ứng viên phát triển lâu dài trong nghề.
Hy vọng rằng những thông tin chi tiết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của một nhân viên giao nhận hàng, cũng như các nhiệm vụ và trách nhiệm mà vị trí này yêu cầu. Mặc dù công việc giao hàng có thể khá vất vả và đòi hỏi nhiều kỹ năng như lái xe vững vàng, khả năng giao tiếp tốt, cùng sự linh hoạt trong việc xử lý các tình huống phát sinh. Tuy nhiên mức thu nhập của công việc này lại khá hấp dẫn và cao hơn nhiều so với mức thu nhập trung bình của các ngành nghề khác.
Trước khi quyết định theo đuổi công việc này, bạn cũng nên cân nhắc các yếu tố khác như thời gian làm việc, môi trường lao động và cơ hội phát triển nghề nghiệp. Việc tìm hiểu kỹ lưỡng sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp với khả năng, sở thích và mục tiêu nghề nghiệp, từ đó tạo dựng một sự nghiệp ổn định và bền vững trong ngành giao nhận hàng hóa.
Hãy đến với công ty K-SETUP để trải nghiệm dịch vụ setup siêu thị chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Bạn cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
🏢 CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ CUNG ỨNG K-SETUP.
🔰VP Hà Nội : Số Nhà F1 Ngõ 112, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
☎ Hotline : 098.5566.123
🔰 TP.HCM : Tầng 2, Số 44 đường số 1, KDC Cityland, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
☎ Hotline : 085.399.2222
Bản quyền thuộc về công ty K-Setup!