Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe, an toàn thực phẩm và nhu cầu về thực phẩm sạch ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, việc khởi nghiệp một cửa hàng chuyên cung cấp các sản phẩm nông sản sạch được xem là một hướng đi tiềm năng và đầy triển vọng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết những bí kíp tư vấn mở cửa hàng nông sản sạch.
MỤC LỤC
1. Nông sản gồm những mặt hàng gì?
Nông sản là những sản phẩm của quá trình sản xuất nông nghiệp, có thể kể đến như: Vật nuôi, cây trồng, thủy sản, hải sản,…và các sản phẩm đã qua sơ chế hoặc chế biến. Có thể coi nông sản là nguồn tài nguyên quý báu, bởi các sản phẩm này không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho con người mà còn là nguyên liệu thiết yếu cho các ngành công nghiệp, thương mại và xuất khẩu.

Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới, chính vì vậy rất đa dạng, bao gồm các nhóm cơ bản sau:
- Cây lương thực: Lúa, ngô, gạo, cà phê, cao su, cacao, hạt tiêu, hạt điều.
- Cây ăn quả: Xoài, cam, bưởi, dừa, thanh long, sầu riêng, bơ.
- Thủy sản, hải sản: Cá, tôm, mực, cua, ngao, hến, ốc, bào ngư.
- Gia súc, gia cầm: Bò, heo, gà, vịt, ngỗng, ngan, chim.
- Các sản phẩm chế biến: Gạo, bột mì, cà phê, hạt điều, cá, thịt chế biến sẵn.
Chính vì thế, với ưu thế về nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, việc đầu tư kinh doanh các cửa hàng nông sản đang rất được ưa chuộng và ngày càng mở rộng thị trường kinh doanh. Đây là lĩnh vực đầu tư hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận cao cho các nhà kinh doanh.
2. Gợi ý các ý tưởng kinh doanh cửa hàng nông sản
2.1. Cửa hàng nông sản kinh doanh hoa quả
Kinh doanh hoa quả là một lĩnh vực đầu tư tiềm năng và đang ngày càng được ưa chuộng nhờ vào nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm tự nhiên, bổ dưỡng đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Đối với mặt hàng này, nhà đầu tư có thể kinh doanh theo các ý tưởng sau:
- Trồng và bán trái cây tại chợ truyền thống hoặc kinh doanh trực tuyến: Hiện nay nhiều gia đình có sẵn đất, vì vậy họ có thể tự trồng các loại trái cây. Tùy thuộc vào thổ nhưỡng và khí hậu của từng vùng miền mà bạn lựa chọn trồng các cây ăn trái như: Xoài, chôm chôm, sầu riêng, bơ, dừa, cam, quýt. Với nguồn hàng hóa có sẵn này, chủ vườn trái cây có thể tự mở cửa hàng hoa quả tại các khu chợ truyền thống. Nếu nguồn hàng của bạn có số lượng lớn, hãy mở rộng thị trường bằng cách bán hàng trực tuyến trên các trang mạng xã hội. Cách làm này sẽ giúp cửa hàng nông sản của bạn dễ dàng được khách hàng biết đến nhiều hơn.
- Cửa hàng kinh doanh hoa quả sấy khô: Hoa quả sấy khô là món ăn vặt đang rất được ưa chuộng nhờ vào giá trị dinh dưỡng và sự tiện lợi mà sản phẩm mang lại. Do đó, bạn có thể mở cửa hàng kinh doanh các mặt này. Để thu về lợi nhuận cao nhất, bạn nên tự nhập hàng, đóng gói và bày bán các loại hoa quả sấy khô tại cửa hàng hoặc bán hàng online thông qua các sàn thương mại điện tử.
- Kinh doanh nước ép trái cây: Nước ép trái cây là thức uống bổ dưỡng và dễ tiêu thụ. Bạn có thể mở một cửa hàng bán các loại nước ép trái cây đóng chai để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ từ khách hàng yêu thích đồ uống lành mạnh.

- Kinh doanh các sản phẩm chế biến từ trái cây: Hoa quả có thể được chế biến thành nhiều mặt hàng đa dạng như: Mứt, sinh tố, kem hoặc bánh trái cây. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại hoa quả khác nhau đến từ nhiều vùng miền, chính vì vậy việc chế biến trái cây thành các mặt hàng sẽ giúp đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh. Đồng thời đáp ứng được sở thích khác nhau của khách hàng.
- Kinh doanh trái cây nhập khẩu: Hiện nay việc nhập khẩu trái cây từ các nước trên thế giới trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, mặt hàng này cũng được nhiều khách hàng ưa chuộng nhờ giá trị dinh dưỡng và đó đều là những sản phẩm đặc trưng của các quốc gia. Vì vậy, nếu bạn có nguồn cung cấp hàng hóa tin cậy và ổn định, hãy thử sức mở cửa hàng kinh doanh mặt hàng này nhé.
2.2. Cửa hàng nông sản rau sạch
Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến sức khỏe và chất lượng thực phẩm, kinh doanh rau sạch đã và đang trở thành lĩnh vực đầu tư đầy triển vọng. Bạn có thể tham khảo các mô hình cơ bản sau:
- Mô hình rau sạch hữu cơ: Rau sạch hữu cơ là các sản phẩm không có hóa chất, không có thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy đây chính là lựa chọn hàng đầu của những người tiêu dùng thông thái. Hiện nay, xu hướng ăn sạch, sống xanh đang được người tiêu dùng quan tâm, chính vì vậy lĩnh vực kinh doanh rau hữu cơ đang trở thành mục tiêu kinh doanh đầy tiềm năng. Trước hết, hãy mở cửa hàng ở những nơi đô thị tập trung đông dân cư, đây sẽ là tệp khách hàng đầy tiềm năng.

- Rau xanh đặc sản vùng miền: Mỗi vùng miền đều có những sản phẩm đặc trưng và mang hương vị riêng biệt. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, mặt hàng này nhận được sự yêu thích của một lượng khách hàng nhất định. Hiện nay, với sự thuận tiện của công nghệ vận chuyển hàng hóa, các đặc sản địa phương có thể dễ dàng chuyển từ địa phương này đến địa phương khác mà vẫn đảm bảo sự tươi, ngon.
2.3. Cửa hàng kinh doanh các mặt hàng nông sản đã chế biến
Mở cửa hàng nông sản kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến là một ý tưởng đầu tư hấp dẫn. Bởi hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, quá trình chế biến các sản phẩm nông sản vẫn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm, từ đó mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư. Tùy thuộc vào năng lực về nguồn vốn đầu tư, nhà kinh doanh có thể lựa chọn những ý tưởng dưới đây để khởi nghiệp ngành nông sản.
- Chế biến các sản phẩm rau củ, trái cây: Các loại củ như khoai lang, khoai tây, cà rốt, ngô, cải thảo,…được sơ chế, sau đó sấy khô hoặc đóng hộp. Người tiêu dùng có thể sử dụng ngay mà không cần chế biến hoặc nấu thành các món ăn ngon như nấu súp, salad, …Đối với các loại hoa quả tươi ngon có thể được chế biến thành các sản phẩm như sinh tố, nước ép, hoa quả đóng hộp, sấy khô,…Hiện nay, với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng tăng, các cửa hàng kinh doanh nước ép hoa quả được mở ở nhiều nơi, nhất là các vị trí gần trường học, cơ quan,…
- Chế biến sản phẩm từ lúa mì, ngũ cốc: Lúa mì và các loại ngũ cốc được sử dụng chủ yếu để sản xuất các mặt hàng như: Bánh mì, bánh ngọt, mì sợi, bún khô, phở khô, bánh khoai, bánh ngô,…Với nguồn nguyên liệu sẵn có và giá thành không cao, bạn có thể thu về lợi nhuận cao chỉ với một cửa hàng nhỏ của mình
3. Kinh nghiệm mở cửa hàng nông sản
3.1. Khảo sát thị trường và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu thị trường kinh doanh và đối thủ cạnh tranh tại khu vực dự kiến mở cửa hàng nông sản là một khâu vô cùng quan trọng trước khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh. Thông qua kết quả khảo sát, nhà kinh doanh sẽ nắm bắt được nguồn nguyên liệu, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng; đồng thời xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ trong khu vực. Quá trình khảo sát thị trường kinh doanh gồm các bước cơ bản sau:
- Tìm hiểu và phân tích thị trường kinh doanh: Tìm hiểu nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của người dân tại nơi mở cửa hàng; nghiên cứu giá cả của các sản phẩm nông sản mà bạn dự kiến kinh doanh. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong công đoạn này, bạn có thể tham khảo các thông tin từ báo cáo thị trường, số liệu thống kê của các tổ chức chính phủ hoặc các website thương mại điện tử. Ngoài ra, trong công đoạn này, nhà kinh doanh cũng cần phải tìm hiểu về nhu cầu và mong muốn của nhóm khách hàng tiềm năng.
- Tìm hiểu và phân tích đối thủ cạnh tranh: Bạn cần xác định và tìm hiểu một cách kỹ lưỡng về các đối thủ cạnh tranh (gồm cả trực tiếp và gián tiếp) trong lĩnh vực kinh doanh. Cách làm hiệu quả nhất là tìm hiểu về các sản phẩm, chính sách giá, dịch vụ khách hàng,…của đối thủ. Dựa trên kết quả phân tích đối thủ, hãy xác định những điểm mạnh và điểm yếu của họ, cũng như tìm ra được sự khác biệt trong sản phẩm của bạn, từ đó sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp và mang lại hiệu quả cao.
3.2. Lựa chọn nguồn cung ứng và sản phẩm kinh doanh
Sau khi hoàn tất công đoạn khảo sát thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh, bước tiếp theo của quá trình mở cửa hàng nông sản là lựa chọn nguồn cung ứng sản phẩm chất lượng và đáng tin cậy. Tiêu chí quan trọng khi lựa chọn nguồn cung cấp hàng hóa là phải đảm bảo về chất lượng, có số lượng và chất lượng hàng hóa ổn định để đáp ứng nhu cầu và có mức giá cạnh tranh.
Quá trình lựa chọn nguồn cung cấp sản phẩm nông sản, bạn có thể tiếp cận các kênh khác nhau như: Nhập hàng trực tiếp từ trang trại, làm việc với các nhà cung cấp số lượng lớn giá sỉ, hoặc thông qua các đơn vị trung gian. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm nguồn hàng thông qua các sàn giao dịch nông sản trực tuyến hoặc nền tảng thương mại điện tử, tuy nhiên nếu không có kinh nghiệm bạn sẽ có khả năng bị lừa đảo hoặc mua phải hàng hóa kém chất lượng.

Song song với quá trình tìm kiếm nguồn cung ứng hàng hóa, nhà kinh doanh cũng cần tiến hành khâu lựa chọn sản phẩm kinh doanh. Bạn cần xác định rõ loại nông sản mà mình muốn đưa ra thị trường. Điều này nên dựa trên nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cũng cũng như xu hướng mua sắm đang được ưa chuộng. Nếu bạn hướng đến mở cửa hàng nông sản kinh doanh mặt hàng trái cây, hãy tìm hiểu xem loại trái cây nào đang hot. Còn nếu bạn có ý tưởng kinh doanh rau củ quả sạch, hãy xác định các sản phẩm đang có lượng tiêu thụ cao.
Ngoài ra, trong quá trình lựa chọn sản phẩm kinh doanh, nhà đầu tư cần kiểm tra kỹ lưỡng các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và các chỉ số an toàn thực phẩm. Điều này không chỉ giúp bạn bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn nâng cao uy tín cho cửa hàng nông sản của mình.
3.3. Vận chuyển và quản lý hàng hóa nông sản
Trong lĩnh vực kinh doanh cửa hàng nông sản, việc quản lý kho hàng và vận chuyển hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với các sản phẩm tươi sống hoặc rau, củ, quả có thời hạn sử dụng ngắn. Vì vậy, để quá trình vận chuyển hàng hóa được hiệu quả, hạn chế thất thoát, bạn cần xây dựng một quy trình khoa học và phù hợp với đặc thù từng loại hàng hóa. Có thể kể đến như:
- Quản lý kho hàng một cách hiệu quả
Để quản lý sản phẩm nông sản một cách hiệu quả, trước hết chủ kinh doanh nên bắt đầu bằng việc phân loại hàng hóa theo từng nhóm hàng cụ thể, vì mỗi mặt hàng sẽ có cách bảo quản và hạn sử dụng riêng biệt. Bước tiếp theo bạn cần ghi chép chi tiết ngày thu hoạch, hạn sử dụng để từ đó dễ dàng cho việc nhập kho – xuất kho đúng thời điểm. Ở khâu này bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để theo dõi và kiểm soát hàng hóa tồn kho, từ đó có thể linh hoạt trong việc nhập thêm hoặc đẩy nhanh việc bán hàng, tránh tình trạng tồn đọng hay thiếu hụt hàng hóa. Ngoài ra, với mỗi loại nông sản, chủ cửa hàng cần lựa chọn phương thức lưu trữ phù hợp để giữ được độ tươi ngon và giảm thiểu thất thoát do hư hỏng.
- Tối ưu hóa khâu vận chuyển
Các sản phẩm nông sản mang tính đặc thù là có thời hạn sử dụng không dài, vì vậy cần lưu ý khi lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp. Với những mặt hàng tươi sống, tốc độ vận chuyển và điều kiện bảo quản trong suốt quá trình di chuyển là yếu tố cực kỳ quan trọng. Ngoài ra, việc đóng gói sản phẩm chắc chắn và đúng tiêu chuẩn sẽ hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển, đảm bảo giữ nguyên chất lượng hàng hóa. Để tối ưu hóa khâu vận chuyển, hãy thiết lập quy trình theo dõi đơn hàng một cách chi tiết và chặt chẽ, kiểm tra kỹ càng từng khâu để đảm bảo hàng đến đúng nơi, đúng lúc, và đảm bảo đúng chất lượng.

4. Những thách thức gặp phải trong kinh doanh cửa hàng nông sản và cách đối phó
4.1. Thời tiết, thiên tai, dịch bệnh
Thời tiết tự nhiên đóng vai trò then chốt trong quá trình canh tác, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như sản lượng của nông sản. Bên cạnh đó thời tiết cũng ảnh hưởng lớn đến khâu bảo quản sản phẩm.
Thông thường, vào những năm mưa thuận gió hòa, ít thiên tai, ít dịch bệnh đối với cây trồng thì sản lượng nông sản luôn được bảo đảm. Các yếu tố thời tiết, thiên tại và dịch bệnh cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của sản phẩm, giá có thể cao hoặc thấp, khan hiếm hàng hóa cũng phụ thuộc vào các yếu tố này. Vì vậy, có thể thấy, yếu tố thiên nhiên cũng tác động trực tiếp đến sự thành công của việc khởi nghiệp kinh doanh nông sản.
Để khắc phục một phần nào đó sự ảnh hưởng của thiên nhiên, hiện nay các nhà vườn, trang trại đã xây dựng hệ thống nhà kính hoặc nhà lưới để trống, cấy các cây nông sản; đối với các loại vật nuôi, việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ cũng được ưu tiên hàng đầu. Cách làm này nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của thời tiết cũng như phòng tránh được các loại dịch bệnh.
4.2. Cạnh tranh với đối thủ về giá thành và chất lượng sản phẩm
Khi khởi nghiệp kinh doanh các cửa hàng nông sản, vấn đề cạnh tranh với các đối thủ là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt là hai yếu tố giá thành và chất lượng sản phẩm.
- Về giá thành: Cửa hàng cần xây dựng một chính sách giá linh hoạt, cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cần thường xuyên rà soát và điều chỉnh giá thành sao cho phù hợp với sự biến động của thị trường, đồng thời cần tối ưu hóa chi phí sản xuất để giữ mức giá hợp lý và hấp dẫn hơn so với đối thủ. Vào các dịp lễ tết, cửa hàng thể đưa ra các chương trình giảm giá hoặc tặng quà cho những khách hàng thân thiết, đây là bạn giữ chân người tiêu dùng vô cùng hiệu quả.
- Về chất lượng sản phẩm: Các sản phẩm hàng hóa phải luôn đạt tiêu chuẩn tốt nhất về an toàn thực phẩm và độ tươi ngon. Bên cạnh đó việc tạo được nét riêng biệt và giá trị đặc trưng cho sản phẩm cũng sẽ giúp thương hiệu nổi bật giữa thị trường nông sản đầy cạnh tranh.

Ngoài các yếu tố trên, cửa hàng nông sản cũng cần đầu tư mạnh mẽ cho việc nghiên cứu và phát triển kỹ thuật chế biến, bảo quản, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi. Đây chính là những yếu tố bổ trợ quan trọng giúp tạo dựng vị thế vững chắc và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
4.3. Tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm kinh doanh
Chất lượng và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm luôn là những rào cản lớn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng nông sản. Việc đảm bảo sản phẩm đạt các tiêu chuẩn khắt khe không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn là yếu tố sống còn để xây dựng lòng tin nơi người tiêu dùng và xây dựng thương hiệu bền vững.
Hiện nay, trong lĩnh vực kinh doanh nông sản, rất nhiều sản phẩm không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Các yếu tố tác động có thể xuất hiện từ khâu nuôi, trồng, cấy và trong cả quá trình bảo quản sản phẩm sau khi thu hoạch, chế biến. Vì vậy, để thành công trong việc kinh doanh cửa hàng nông sản, nhà kinh doanh cần lưu ý các yếu tố sau:
- Ưu tiên sử dụng vật tư nông nghiệp an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản sản phẩm.
- Tăng cường công tác giám sát và kiểm định chất lượng trước khi sản phẩm được phân phối ra thị trường.
Mở cửa hàng nông sản sạch là mô hình kinh doanh hứa hẹn mang lại giá trị kinh tế không nhỏ cho nhà đầu tư. Đây cũng là lĩnh vực đầu tư khá an toàn vì luôn có sẵn nguồn nguyên liệu cũng như tệp khách hàng tiềm năng lớn. Tuy nhiên, để quá trình đầu tư đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đây đã chia sẻ cho những người có ý định khởi nghiệp cửa hàng nông sản những kinh nghiệm quý giá.
Hãy đến với công ty K-SETUP để trải nghiệm dịch vụ setup siêu thị chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Bạn cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
🏢 CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ CUNG ỨNG K-SETUP.
🔰VP Hà Nội: Số Nhà F1 Ngõ 112, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
☎ Hotline: 098.5566.123
🔰 TP.HCM: Tầng 2, Số 44 đường số 1, KDC Cityland, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
☎ Hotline: 085.399.2222
Bản quyền thuộc về công ty K-Setup!