Bí kíp lập kế hoạch kinh doanh quán cafe chắc chắn thành công

Việc lập kế hoạch kinh doanh quán cafe một cách tỉ mỉ, chi tiết chính là bước khởi đầu thuận lợi, hứa hẹn sự thành công cho việc phát triển quán cafe của bạn. Vậy, để tạo nên một bản kế hoạch kinh doanh ưu việt bạn cần thực hiện các công đoạn nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn bí kíp để lập kế hoạch kinh doanh quán cafe hiệu quả.

1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh quán cafe?

Kế hoạch kinh doanh cho quán cafe là một tài liệu mô tả chi tiết quá trình hoạt động kinh doanh của quán trong một khoảng thời gian cụ thể. Bản kế hoạch này không chỉ định rõ hướng đi và chiến lược kinh doanh của quán mà còn giúp ra quyết định kinh doanh chính xác, từ đó giảm thiểu rủi ro không mong muốn. Ngoài ra, nếu có kế hoạch huy động vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài, việc xây dựng một kế hoạch kinh doanh quán cafe cẩn thận sẽ tăng khả năng thuyết phục nhà đầu tư.

 lập kế hoạch kinh doanh quán cafe
Việc lập kế hoạch kinh doanh quán cafe một cách tỉ mỉ, chi tiết chính là bước khởi đầu thuận lợi, hứa hẹn sự thành công cho việc phát triển quán cafe của bạn. 

Kế hoạch kinh doanh có thể thay đổi theo quy mô cụ thể của từng quán và có nhiều biến thể khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các kế hoạch sẽ đều chứa đựng các nội dung quan trọng sau đây:

  • Mục đích kinh doanh: Hãy xác định những mục tiêu cụ thể mà quán muốn đạt được trong một mốc thời gian nhất định.
  • Quy mô quán cafe: Xác định cụ thể quy mô kinh doanh của quán.
  • Phân tích thị trường và chiến lược: Lập báo cáo nghiên cứu thị trường một cách chi tiết và xây dựng chiến lược kinh doanh của quán cafe. Ở khâu này, chủ quán cafe cần thực hiện các công việc như: Dự đoán doanh số bán hàng; xác định các sự kiện quan trọng; xây dựng chiến lược quảng cáo, quan hệ công chúng và cách cạnh tranh với  đối thủ.
  • Quản lý và nhân sự: Chủ quán xác định số nhân viên mà quán cần và phân bổ vị trí làm việc sao cho hợp lý nhất.

2. Nguyên tắc khi lập kế hoạch kinh doanh quán cafe

Để bắt đầu quá trình lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, hãy tuân thủ một số nguyên tắc cụ thể để đảm bảo sự rõ ràng và hiệu quả cao. Các nguyên tắc này bao gồm:

  • Bảo đảm sự ngắn gọn và súc tích: Đối với loại hình kinh doanh nhỏ như quán cà phê, nên lập kế hoạch ngắn gọn, súc tích, đặc biệt là khi bạn gửi cho ngân hàng hoặc nhà đầu tư để xin vốn đầu tư hoặc vay vốn. Những nhà đầu tư tiềm năng đặc biệt quan tâm đến sự súc tích và rõ ràng trong việc nghiên cứu và phân tích kế hoạch kinh doanh.
  • Đảm bảo việc lập kế hoạch kinh doanh quán cafe theo các mốc thời gian cụ thể: Bạn có thể tạo ra kế hoạch ngắn hạn hoặc dài hạn tùy thuộc vào tình hình cụ thể. Tuy nhiên, quan trọng nhất là phải xác định các mốc thời gian để theo dõi và đánh giá một cách chính xác nhất.
  • Đảm bảo tính khả thi: Tránh lập kế hoạch quá mơ hồ so với thực tế thị trường. Thay vào đó, hãy căn cứ vào tình hình hiện tại để xây dựng mục tiêu và chiến lược kinh doanh.
  • Sử dụng biểu đồ và đồ thị để thể hiện thông tin tài chính, dự báo doanh thu,…giúp bản kế hoạch trở nên sống động và dễ hiểu hơn.

3. Xây dựng kế hoạch mở quán cafe từ a-z

3.1. Khảo sát thị trường kinh doanh

Nghiên cứu thị trường kinh doanh quán cà phê nhằm mục đích xác định đối tượng mục tiêu chủ yếu của quán và những đối thủ cạnh tranh để có chiến lực hiệu quả nhất. Vì vậy, khi lập kế hoạch kinh doanh cần có những yếu tố sau:

  • Địa điểm: Xác định chính xác vị trí bạn muốn triển khai và phát triển hoạt động kinh doanh quán cà phê của mình. Sau đó tiến hành đánh giá các yếu tố xung quanh để đảm bảo rằng việc kinh doanh sẽ diễn ra một cách thuận lợi.
  • Tổng quan về thị trường: Cần phải hiểu nhu cầu của khách hàng rằng liệu họ có nhu cầu về đồ uống như thế nào và khả năng tiêu thụ có cao không. Từ đó, có thể xác định nhu cầu cung-cầu khi bạn mở quán.
  • Những thách thức mà bạn phải đối mặt khi mở quán cafe: Cần phải tìm hiểu xem thị trường cafe mà bạn đang nhắm tới sẽ phải đối diện với những khó khăn nào; nếu có, bạn cần chuẩn bị trước cách thức để đối phó với chúng.
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Sau khi đã đánh giá nhu cầu của khách hàng, điều quan trọng không kém chính là phân tích ưu thế của các đối thủ cạnh tranh. Cần tiến hành theo dõi cách họ hoạt động, chiến lược quảng bá và các dịch vụ kèm theo để có cái nhìn rõ hơn về cách điều chỉnh chiến lược của quán. Việc hiểu rõ ưu và nhược điểm của đối thủ sẽ mang lại nhiều bài học quý giá, giúp bạn tránh được các vấn đề trong quá trình kinh doanh.

3.2. Lên ý tưởng kinh doanh

Dựa trên các nghiên cứu thị trường đã thực hiện ở giai đoạn trước, ý tưởng về quán cafe của bạn sẽ trở nên chi tiết hơn, bao gồm cả mô hình kinh doanh và phong cách của quán. Hiện nay, có đa dạng loại hình quán cafe để bạn có thể tham khảo, bao gồm: Cafe dành cho dân văn phòng, cafe sách, cafe thú cưng, cafe nhạc, cafe vintage,… Mỗi loại hình kinh doanh đều mang đặc điểm riêng biệt, vì vậy hãy cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn loại hình quán cafe phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu, cũng như phù hợp với khả năng, sở thích và điểm mạnh của bạn.

Mô hình quán cafe sân vườn
Mô hình quán cafe sân vườn thu hút các nhà đầu tư trong những năm gần đây.

3.3. Lập mục tiêu và định hướng kinh doanh quán

Để tạo ra một bản kế hoạch kinh doanh cafe toàn diện, trước hết bạn cần xây dựng mục tiêu kinh doanh và rõ ràng định hình quán trong khoảng 6 tháng, 1 năm hoặc thậm chí 5 năm tới. Việc đặt ra mục tiêu chính xác và hiểu rõ tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn sẽ giúp bạn xây dựng những chiến lược kinh doanh phù hợp.

3.4. Lập kế hoạch tài chính cho quán cafe

Một phần quan trọng không thể thiếu khi lập kế hoạch kinh doanh quán cafe là kế hoạch tài chính. Để đảm bảo sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của quán, kế hoạch tài chính cần phải được tính toán cẩn thận, trình bày rõ ràng và chi tiết. Dưới đây là một số mục chi tiết khi xây dựng kế hoạch tài chính cho quán cafe của bạn:

  • Kết cấu vốn: Số vốn tự có là bao nhiêu? Số vốn vay là bao nhiêu và với lãi suất như thế nào? Có đầu tư từ các nguồn bên ngoài hay không?
  • Chi phí đầu tư ban đầu: Những chi phí cố định cần thiết khi khởi đầu quán cafe, thường bao gồm chi phí như tiền đặt cọc và chi phí thuê mặt bằng hàng tháng, chi phí sửa chữa, trang trí nội thất, chi phí mua sắm trang thiết bị, cũng như các chi phí liên quan đến việc triển khai phần mềm quản lý quán cafe,…
  • Chi phí vốn lưu động: Bao gồm các chi phí cho nguyên liệu pha chế, các chi phí tiện ích như điện, nước,…và khoản tiền mặt dự trữ.
  • Chi phí nhân sự: Chi phí chi trả cho nhân viên sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô của từng quán. Thông thường chi phí thuê nhân viên hàng tháng sẽ dao động từ 4 đến 6 triệu đối với nhân viên fulltime; ngoài ra, đối với nhiều quán sẽ thuê nhân viên làm việc theo ca với mức thù lao  từ 15.000đ – 17.000đ/ giờ.

3.5. Tìm kiếm và sửa sang mặt bằng

Vị trí đặt quán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh quán cafe. Từ việc chọn lựa vị trí mở quán cho đến cách bố trí mặt bằng đều ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh thành công của quán cafe.

Khi tìm kiếm mặt bằng cho quán cafe, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Lựa chọn vị trí mặt bằng phải phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu và đặt trong khu vực tập trung tệp khách hàng tiềm năng. Nếu bạn lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê sinh viên thì nên lựa chọn những nơi gần các trường đại học, nơi tập trung các khu ký túc xá sinh viên để có được tệp khách hàng tiềm năng.
  • Giao thông tiện lợi sẽ giúp quán dễ dàng tiếp cận khách hàng. Quán nên có bãi đậu xe cho khách, hoặc nằm gần khu vực nhận giữ xe.
  • Diện tích mặt bằng cần phải phù hợp với quy mô của quán cafe và số lượng khách hàng dự kiến trước đó.
  • Chi phí mặt bằng cần phải phù hợp với khả năng tài chính của bạn. Việc dự đoán trước chi phí này thông qua kế hoạch tài chính giúp hạn chế phạm vi tìm kiếm mặt bằng, giảm thiểu thời gian tìm kiếm. 
chọn lựa vị trí mở quán
Việc chọn lựa vị trí mở quán cho đến cách bố trí mặt bằng đều ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh thành công của quán cafe.

Sau khi đã chọn được mặt bằng, bạn cần xây dựng kế hoạch bố trí không gian của quán cafe. Điều này bao gồm việc phân chia diện tích cho khu vực phục vụ khách, khu vực pha chế, khu vực kho, khu vực vệ sinh và bãi đậu xe, sao cho mọi thứ hài hòa và tạo ra một không gian thoải mái cho khách hàng. Hơn nữa, khu vực phục vụ khách có thể được chia thành các không gian nhỏ hơn như khu vực yên tĩnh dành cho những khách hàng muốn làm việc hoặc khu vực riêng tư cho các cặp đôi. Sau khi đã xây dựng xong kế hoạch phân chia không gian mặt bằng, bạn sẽ bắt đầu quá trình xây dựng, thiết kế và trang trí quán cafe theo concept bạn đã chọn.

3.6. Xây dựng menu đa dạng, thu hút

Khi kinh doanh quán cafe, thực đơn chắc chắn là một trong những yếu tố quan trọng nhất để giữ chân khách hàng. Bởi vì khẩu vị của mỗi người đều khác nhau, nên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn loại đồ uống nào sẽ xuất hiện trên thực đơn của quán. 

Phần lớn khách hàng sẽ ưa thích những loại đồ uống phổ biến như cafe, nước ép, sinh tố,…Tuy nhiên, thêm vào đó bạn nên sáng tạo ra những món đặc biệt để tạo nét riêng cho quán và giúp thu hút khách hàng. Hơn nữa, thực đơn nên phản ánh phong cách chung mà bạn muốn tạo ra cho quán, để tạo nên sự đồng nhất và dễ nhận diện.

3.7. Tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu và lập kế hoạch nhập hàng

Việc chọn lựa nhà cung cấp và xây dựng kế hoạch nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh quán cafe. Sự thành công của hoạt động kinh doanh có thể chịu ảnh hưởng nếu quá trình lựa chọn nhà cung cấp hoặc kế hoạch mua hàng không đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của quán.

3.7.1. Tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu

Kinh doanh quán cafe, nguyên liệu pha chế đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên chất lượng và hương vị của đồ uống. Vì vậy, tính ổn định của nguồn cung cấp nguyên liệu sẽ có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của quán cafe. Vì vậy, khi tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu, bạn cần lưu ý lựa chọn những đối tác uy tín, cung cấp nguyên liệu sạch và đảm bảo, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Việc sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, không đảm bảo chất lượng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng và làm giảm uy tín của quán đối với khách hàng.

Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê sân vườn
Trong kinh doanh quán cafe, nguyên liệu pha chế đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên chất lượng và hương vị của đồ uống. 

Ngoài việc cung cấp nguyên liệu pha chế, việc mua sắm máy móc, thiết bị và dụng cụ pha chế cũng là một phần quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho việc kinh doanh quán cafe. Những trang thiết bị này đóng góp lớn vào việc tạo ra các đồ uống chất lượng và chuẩn vị, đồng thời cũng giúp tối ưu hóa hiệu suất làm việc của nhân viên pha chế. Vì vậy, khi chọn mua máy móc và dụng cụ pha chế, quan trọng nhất là tìm kiếm những nhà cung cấp đáng tin cậy, cung cấp sản phẩm chất lượng và phù hợp với mô hình kinh doanh của quán cafe.

3.7.2. Lập kế hoạch nhập hàng

Sau khi đã chọn nhà cung cấp, bạn sẽ sử dụng doanh số bán hàng từ hoạt động kinh doanh của quán cafe để xây dựng kế hoạch mua hàng phù hợp. Để đảm bảo kế hoạch mua hàng chính xác và tránh những tình huống lãng phí hoặc thiếu hụt, mục tiêu kinh doanh của quán cafe cần được xây dựng một cách chi tiết, cụ thể và thực tế.

3.8. Hoàn thành thủ tục pháp lý

Khi mở quán cafe đòi hỏi bạn phải thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến kinh doanh. Cụ thể, bạn cần đến chính quyền địa phương tại xã, phường, thị trấn hoặc văn phòng quản lý khu vực nơi mở quán cafe để hoàn tất những thủ tục pháp lý bắt buộc. Các giấy tờ bạn cần chuẩn bị khi kinh doanh quán cafe gồm: Giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm và một số giấy tờ liên quan khác. Ngoài ra, chủ quán sẽ phải nộp thuế theo hình thức hộ kinh doanh cá thể.

3.9. Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự và xây dựng quy trình phục vụ bài bản

Nếu quán cafe kinh doanh với quy mô nhỏ và chưa có quá nhiều khách, bạn có thể tuyển dụng đội ngũ nhân viên khoảng 4-5 người. Đội ngũ này sẽ bao gồm các nhân viên như: Pha chế, phục vụ, bảo vệ. Khi quán cafe phát triển lớn mạnh và thu hút nhiều khách hàng đến quán thì bạn có thể xem xét việc tăng đội ngũ nhân viên. 

Kinh doanh quán cafe là ngành dịch vụ, chính vì vậy, trong quá trình tuyển dụng, bạn nên có một bản mô tả công việc chi tiết và đầy đủ, cùng với các yêu cầu dành cho nhân viên. Đặc biệt, đối với nhân viên pha chế, việc tuyển chọn nên tập trung vào những người có kinh nghiệm và có chứng chỉ liên quan, vì họ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các món đồ uống cho khách hàng.

kế hoạch mở quán cafe từ a-z
Việc xây dựng quy trình phục vụ bài bản, chuyên nghiệp giúp tạo nên ấn tượng vô cùng tốt đẹp đối với khách hàng. 

Quy trình phục vụ bài bản, chuyên nghiệp giúp tạo nên ấn tượng vô cùng tốt đẹp đối với khách hàng. Chính vì vậy, quy trình này cần được xây dựng một cách chi tiết. Cụ thể như: Thời gian mở và đóng cửa, thời gian bắt đầu làm việc của nhân viên, và cách thức phục vụ đều nên được mô tả rõ ràng trong kế hoạch của quán. Để tối ưu hóa quá trình phục vụ và giảm thời gian, việc sử dụng các công cụ hỗ trợ là một lựa chọn khôn ngoan. Điều này sẽ hỗ trợ quản lý chi tiết và tránh sai sót, tạo ra trải nghiệm dịch vụ tốt cho khách hàng.

3.10. Lập kế hoạch marketing cho quán cafe

Để tối ưu hóa việc tiếp cận khách hàng, việc xây dựng một chiến lược tiếp thị là yếu tố không thể thiếu khi lập kế hoạch kinh doanh quán cafe. Hình thức quảng bá thông dụng nhất hiện nay là tận dụng các phương thức tiếp thị trực tuyến trên các nền tảng như Instagram, Facebook và triển khai chiến dịch quảng cáo trực tuyến. Đôi khi, các quán cafe còn hợp tác với người viết đánh giá đồ ăn để chia sẻ trải nghiệm trên các cộng đồng trực tuyến. Khi có đủ nguồn lực và vốn, chủ quán còn có thể xây dựng một trang web riêng để thực hiện bán hàng trực tuyến và quảng bá hiệu quả cho quán cafe của mình.

Và một phần không thể thiếu của chiến lược marketing cho quán cà phê chính là các chương trình khuyến mãi. Bạn có thể tham khảo một trong những phương thức khuyến mãi dưới đây để áp dụng cho quán cafe của mình:

  • Tạo điểm nhấn trước cửa hàng cà phê để thu hút sự chú ý của những người đi ngang qua.
  • Phát mẫu cà phê miễn phí ngoại trời để thu hút sự chú ý và tạo động lực cho khách hàng.
  • Quảng cáo trên các báo và tạp chí địa phương để tăng cường sự nhận biết thương hiệu.
  • Liên kết với các trang web và blog địa phương để tăng cường mạng lưới quảng cáo trực tuyến.
  • Phát tờ rơi quảng cáo để chia sẻ thông điệp của quán cà phê với cộng đồng.
  • Hợp tác với các tổ chức địa phương, ví dụ như phòng tập thể dục, để tạo ra các ưu đãi đặc biệt cho thành viên.
  • Quảng cáo trên đài phát thanh địa phương để tiếp cận một lượng lớn người nghe.
  • Đặt biển quảng cáo tại các địa điểm nổi tiếng tại địa phương để tăng cường sự thu hút và sự nhận biết thương hiệu.

3.11. Lập kế hoạch quản lý quán cafe

3.11.1. Quản lý nhân viên

Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, quản lý nhân sự là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng. Theo quy mô dự kiến của quán, cần xác định rõ số lượng và vai trò cụ thể của nhân viên, bao gồm công việc nào sẽ được thực hiện bởi ai, số lượng người cần tuyển cho từng vị trí và quy định thời gian làm việc. Bên cạnh đó, quy trình tuyển dụng, đào tạo, chính sách lương thưởng, cũng như các quy định về kỷ luật và khen thưởng cũng cần được xây dựng một cách rõ ràng để đảm bảo chất lượng phục vụ và tránh các vấn đề như gian lận và thất thoát không mong muốn, đồng thời tạo động lực làm việc cho nhân viên.

3.11.2. Quản lý kinh doanh

Đối với hoạt động kinh doanh quán cafe, việc quản lý doanh thu, chi phí và kiểm soát nguyên vật liệu là một nhiệm vụ quan trọng. Do đó, trong quá trình lên kế hoạch kinh doanh, cần xác định cách bạn sẽ thực hiện việc quản lý quán và những phương pháp cụ thể nào được áp dụng để đảm bảo hiệu quả và tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh của quán.

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đã trở thành một giải pháp hiệu quả cho chủ kinh doanh quán cafe trong việc điều hành.

Khi quản lý hoạt động kinh doanh, không phải lúc nào bạn cũng có mặt trực tiếp tại quán để giám sát mọi hoạt động. Đối diện với thách thức này, việc quản lý nhân viên, theo dõi doanh thu, chi phí và kiểm kho theo phương pháp truyền thống có thể dễ dàng gặp sai sót và thất thoát. Chính vì vậy, việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đã trở thành một giải pháp hiệu quả cho chủ kinh doanh quán cafe trong việc điều hành quán của họ. Bằng cách sử dụng phần mềm này, bạn có thể thiết lập quyền hạn cho nhân viên, theo dõi lịch sử đơn hàng để ngăn chặn gian lận, cũng như quản lý doanh thu, chi phí, nguyên vật liệu một cách đầy đủ và chính xác thông qua hệ thống báo cáo. Hơn nữa, bạn có thể theo dõi hoạt động kinh doanh từ quán cafe mọi nơi, mọi lúc mà không cần phải có mặt tại cửa hàng, và các báo cáo sẽ được cập nhật theo thời gian, giúp bạn đưa ra quyết định điều chỉnh kịp thời.

4. Những điều bạn cần lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh quán cafe

4.1. Dự tính lợi nhuận quá cao

Hầu hết các kế hoạch kinh doanh thường dự kiến một mức lợi nhuận cao hơn so với thực tế. Việc dự đoán mức lợi nhuận cao này cho thấy rằng chủ quán có thể chưa đánh giá chính xác các chi phí cơ bản và chi phí phát sinh. Lợi nhuận thực sự là số tiền còn lại sau khi đã trừ đi các khoản chi phí.

Để tránh những sai lầm này, bạn có thể tham khảo báo cáo tài chính của các quán trong cùng ngành để hiểu rõ hơn về mức lợi nhuận thực tế. Sau đó, bạn có thể tính toán một mức lợi nhuận cụ thể dựa trên nguồn lực cụ thể của mình. Có thể bạn sẽ giảm được chi phí cơ bản nào đó hoặc biết cách tạo ra các chiến dịch marketing hiệu quả.

4.2. Đánh giá sai tiềm năng thị trường

Đánh giá sai về tiềm năng thị trường kinh doanh quán cafe một cách không chính xác hoặc không đầy đủ là khi nghiên cứu các thông tin không chính xác, thiếu sót hoặc không hiểu rõ về xu hướng và nhu cầu thực tế của khách hàng. Việc đánh giá sai tiềm năng thị trường có thể dẫn đến những quyết định kinh doanh không chính xác, ví dụ như mở quán cafe ở một vị trí không phù hợp, không hiểu đúng nhu cầu và sở thích của khách hàng, hoặc đầu tư quá nhiều hoặc quá ít vào quảng cáo và tiếp thị. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh và lợi nhuận của quán cafe.

lập kế hoạch kinh doanh quán cafe
Việc đánh giá sai tiềm năng thị trường có thể ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh và lợi nhuận của quán cafe.

4.3. Không tìm hiểu và đánh giá rõ về đối thủ cạnh tranh

Khi kinh doanh quán cafe nếu không tìm hiểu và đánh giá rõ về đối thủ cạnh tranh, bạn có thể sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Cụ thể, nếu thiếu thông tin đầy đủ về đối thủ cạnh tranh có thể dẫn đến quyết định kinh doanh không chính xác, không tạo ra sự khác biệt để nhận dạng thương hiệu và thu hút khách hàng. Chính vì vậy, để thành công trong việc kinh doanh quán cafe, chủ quán cần nghiên cứu và đánh giá rõ về đối thủ cạnh tranh, giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược của đối thủ, từ đó lập kế hoạch kinh doanh quán cafe một cách hiệu quả nhất.

Kinh doanh quán cafe là một lĩnh vực đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận cao nếu bạn lựa chọn mô hình phù hợp và có kế hoạch kinh doanh bài bản. Mặc dù lợi nhuận từ việc kinh doanh quán cafe có thể được đạt được khi có sự kết hợp hài hòa giữa nhiều yếu tố quan trọng như vị trí địa lý thuận lợi, mô hình kinh doanh linh hoạt, chất lượng cao của sản phẩm và dịch vụ, chiến lược giá cạnh tranh và khả năng quản lý kinh doanh hiệu quả từ phía chủ sở hữu; Thì trên thực tế, một kế hoạch kinh doanh hiệu quả sẽ là bước khởi đầu thuận lợi cho công việc kinh doanh của bạn. Vậy làm thế nào để lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê sân vườn hay cà phê sách, cà phê sinh viên hiệu quả, hãy tìm kiếm và lựa chọn các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để họ giúp bạn xây dựng một bản kế hoạch hoàn hảo nhé.

Hãy đến với công ty K-SETUP để trải nghiệm dịch vụ setup siêu thị chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Bạn cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

🟢 CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ CUNG ỨNG K-SETUP

🏢 VP Hà Nội: Số Nhà F1 Ngõ 112, Phường Kiến Hưng, Quận Hà

Đông, Thành phố Hà Nội

🏢 VP HCM: Lầu 4 số 32 Đường số 4, Khu Dân Cư Cityland,

Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM

☎️ HOTLINE:

— Hà Nội: 098.5566.123

— TP.HCM: 082.583.1111

Bản quyền thuộc về công ty K-setup! 

.
.
.
.