Hướng dẫn thủ tục làm siêu thị nhanh chóng, hiệu quả cho người mới bắt đầu

Hiện nay, siêu thị được coi là nơi mua sắm được người tiêu dùng yêu thích và thường xuyên lui tới. Chính vì vậy, nhu cầu mở siêu thị để đáp ứng mua sắm của người dân ngày một tăng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để được hướng dẫn làm thủ tục siêu thị một cách nhanh chóng và tiết kiệm cho người mới bắt đầu kinh doanh nhé.

1. Điều kiện mở siêu thị mini

Theo pháp luật Việt Nam, các loại hình kinh doanh muốn hoạt động hợp pháp trên thị trường cần phải đảm bảo các điều kiện pháp lý. Do vậy, siêu thị muốn được kinh doanh các mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân như thực phẩm, hàng gia dụng, hoá mỹ phẩm,…thì cần phải tiến hành các thủ tục làm siêu thị. 

thủ tục mở siêu thị
Mở siêu thị cần phải có đủ những loại giấy tờ pháp lý nào?  

Vậy, để mở siêu thị, chủ kinh doanh cần phải đáp ứng các yêu cầu nào? Thủ tục mở siêu thị cần phải cung cấp đầy đủ những loại giấy tờ pháp lý sau đây: 

  • Giấy chứng nhận có đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Giấy phép bán lẻ rượu, thuốc lá;
  • Giấy chứng nhận có đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy.

2. Thủ tục mở siêu thị mini

Trên thị trường hiện nay, có hai cách thức kinh doanh siêu thị mini được các chủ đầu tư lựa chọn đó là: Hộ kinh doanh cá thể và hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. 

2.1. Hình thức hộ kinh doanh cá thể

Thủ tục đầu tiên khi mở siêu thị theo hình thức là chủ kinh doanh cần tiến hành nộp giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh tới cơ quan có thẩm quyền cấp quận/huyện nơi mở siêu thị. Trong giấy này, chủ siêu thị cần điền chính xác và đầy đủ các thông tin về: Tên hộ, địa chỉ kinh doanh; Vốn kinh doanh; Ngành nghề kinh doanh; Số lượng, họ tên và địa chỉ của lao động.

Ngoài giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ quan trọng khác như: 

  • Bản sao (hợp lệ) của căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu còn có hiệu lực của cá nhân, người đại diện hộ kinh doanh; 
  • Bản sao (hợp lệ) biên bản họp của nhóm cá nhân về việc nhất trí thành lập hộ kinh doanh cá thể trong trường hợp hộ do nhóm cá nhân thành lập.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh, phòng Tài chính – Kế hoạch của quận/huyện sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho bạn. 

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong thời hạn 30 ngày, chủ siêu thị cần tới Chi cục thuế (cấp quận/huyện) để nộp thuế, và tiến hành việc kinh doanh.

2.2. Hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn

Việc mở siêu thị theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể. Trước hết, để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách người ủy quyền;
  • Danh sách các thành viên công ty;
  • Bản sao (hợp lệ) căn cước công dân/ chứng minh nhân dân/ hộ chiếu/ chứng thực (cá nhân) hợp pháp khác của thành viên công ty là cá nhân.
  • Bản sao (hợp lệ) của quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký của doanh nghiệp hoặc những tài liệu tương đương khác và văn bản ủy quyền;
  • Căn cước công dân/ giấy chứng minh nhân dân/ hộ chiếu/ chứng thực (cá nhân) hợp pháp khác của đại diện theo ủy quyền trong trường hợp thành viên là tổ chức. Trường hợp tổ chức nước ngoài là thành viên thì bản sao của giấy chứng nhận đăng ký hoặc tài liệu tương đương cần được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định;
  • Đối với nhà đầu tư nước ngoài cần có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư.
thủ tục mở siêu thị
Mở siêu thị theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn được nhiều nhà đầu tư lựa chọn hiện nay.

Sau khi được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ siêu thị cần thông báo công khai tại cổng thông tin quốc gia về việc đăng ký doanh nghiệp và tiến hành công việc kinh doanh.

2.3. Các loại giấy tờ pháp lý cần thiết khác khi đăng ký kinh doanh siêu thị 

2.3.1. Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm 

Quá trình thực hiện thủ tục mở siêu thị mini, bạn bắt buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Để được cấp giấy chứng nhận, chủ siêu thị cần nộp hồ sơ tại Sở Công Thương. Hồ sơ phải có đầy đủ các tài liệu sau:

  • Đơn xin đăng ký cấp giấy phép an toàn thực phẩm;
  • Bản sao (hợp lệ) của giấy phép đăng ký kinh doanh;
  • Sơ đồ thiết kế của mặt bằng siêu thị và mặt bằng xung quanh;
  • Giấy khám sức khỏe (hợp lệ) của chủ siêu thị và các nhân viên siêu thị được cơ sở y tế cấp huyện/quận trở lên cấp;
  • Bản công bố trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ đảm bảo đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định;
  • Giấy xác nhận có kiến thức về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ siêu thị và đội ngũ nhân viên trực tiếp tham gia quá trình sản xuất tại siêu thị;
  • Giấy chứng thực của nguồn nguyên liệu và giấy kiểm định nguồn nước mà siêu thị sử dụng;

2.3.2. Giấy chứng nhận siêu thị đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy 

Đối với siêu thị có tổng diện tích gian hàng từ 300 đến 1000m2 trở lên cần phải xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy. Chính vì vậy, để bắt đầu việc kinh doanh, chủ siêu thị cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận siêu thị đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy gồm:

  • Đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy;
  • Bản sao hợp lệ của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy, văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy.
  • Bảng kê các phương tiện sử dụng trong phòng cháy chữa cháy tại siêu thị; phương tiện và các thiết bị cứu người;
  • Phương án chữa cháy;
  • Danh sách các nhân viên của siêu thị đã qua huấn luyện về phòng cháy chữa cháy;
  • Quyết định về việc thành lập đội ngũ phòng cháy, chữa cháy cơ sở.
HƯớng dẫn thủ tục làm siêu thị
Để bắt đầu việc kinh doanh, chủ siêu thị cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận siêu thị đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy.

2.3.3. Xin cấp giấy bán lẻ rượu

Siêu thị mini nếu muốn bán lẻ rượu bắt buộc phải xin cấp giấy phép bán lẻ rượu. Hồ sơ xin cấp giấy phép được nộp tại phòng Kinh tế/phòng Kinh tế-hạ tầng cấp huyện/quận với đầy đủ các giấy tờ, tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị theo biểu mẫu ban hành kèm Nghị định 105/2017/NĐ-CP (đã được sửa đổi theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP);
  • Bản sao (hợp lệ) của giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/doanh nghiệp.
  • Bản sao (hợp lệ) của tài liệu chứng minh quyền sử dụng hoặc hợp đồng thuê/mượn đối với cơ sở làm địa điểm bán lẻ;
  • Bản sao (hợp lệ) hợp đồng nguyên tắc hoặc văn bản giới thiệu của thương nhân sản xuất/phân phối/bán buôn rượu.

Sau khi nộp hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ trên, trong vòng 10 ngày chủ siêu thị sẽ được giấy cấp phép bán lẻ rượu.

2.3.4. Giấy phép bán lẻ thuốc lá

Tại siêu thị có bán lẻ thuốc lá sẽ cần phải xin cấp giấy phép bán lẻ thuốc lá. Hồ sơ  xin cấp giấy phép được nộp tại phòng Công thương/Kinh tế cấp huyện/quận gồm những giấy tờ, tài liệu sau:

  • Đơn xin cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá;
  • Bản sao (hợp lệ) của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận doanh nghiệp và chứng nhận mã số thuế;
  • Bản sao (hợp lệ) văn bản giới thiệu của thương nhân phân phối/bán buôn thuốc lá tại địa bàn kinh doanh;

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, chủ siêu thị sẽ nhận được cấp giấy phép bán lẻ thuốc lá. 

3. Các bước của quá trình mở siêu thị

3.1. Chuẩn bị cơ sở vật chất

3.1.1. Vốn đầu tư 

Trong lĩnh vực kinh doanh, vốn là một yếu tố quan trọng. Người kinh doanh cần có một nguồn vốn đủ để khởi đầu hoạt động kinh doanh.

Mô hình kinh doanh như siêu thị mini hay cửa hàng tạp hóa, mức vốn cần thiết thường dao động từ 8-10 triệu đồng/m2 diện tích kinh doanh.

Với các mô hình kinh doanh như siêu thị mini hay cửa hàng tạp hóa, mức vốn cần thiết thường dao động từ 8-10 triệu đồng/m2 diện tích kinh doanh. Vì vậy, để lấy ví dụ, nếu một người có kế hoạch xây dựng một siêu thị mini với diện tích 60m2, thì cần ít nhất từ 480-600 triệu đồng vốn. Tuy nhiên, đối với những người kinh doanh trên mặt bằng sở hữu của họ, mức vốn có thể thấp hơn so với những người phải thuê mặt bằng.

3.1.2. Chuẩn bị mặt bằng kinh doanh 

Nếu bạn đã có sẵn mặt bằng kinh doanh siêu thị thì đó là một lợi thế tuyệt vời. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như diện tích, vị trí, địa điểm,…mà nhiều người phải thuê mặt bằng để mở siêu thị.

Tìm kiếm một mặt bằng kinh doanh không phải là một việc đơn giản. Bạn phải lựa chọn địa điểm phù hợp, có sức mua tốt, chi phí thuê mặt bằng hợp lý và hạn chế những rủi ro liên quan đến mặt bằng kinh doanh.

Sau đó, bạn cần đầu tư vào việc hoàn thiện mặt bằng kinh doanh. Trong quá trình sửa sang mặt bằng, bạn có thể thuê đơn vị setup siêu thị để tiết kiệm nhân lực và tối ưu vốn. 

3.1.3. Hoàn thiện cơ sở vật chất cho siêu thị

Để việc kinh doanh được hiện thực hóa thì chủ siêu thị cần hoàn thiện cơ sở vật chất và thiết bị bán hàng do hệ thống siêu thị của mình.

Các hạng mục cơ sở vật chất cơ bản bao gồm:

  • Kệ hàng: Đây là các thiết bị để trưng bày sản phẩm. Bạn cần phải có kệ hàng đủ lớn và đủ số lượng để trưng bày các mặt hàng khác nhau một cách khoa học để thu hút khách hàng.
  • Quầy thu ngân: Đây là nơi khách hàng thực hiện thanh toán sản phẩm. Cần có quầy thu ngân thoải mái và tiện lợi cho cả khách hàng và nhân viên thu ngân.
  • Hệ thống chiếu sáng: Đảm bảo rọi sáng đầy đủ trong toàn bộ không gian siêu thị, giúp khách hàng nhìn rõ sản phẩm và tạo không gian mua sắm thoải mái.
  • Hệ thống điều hòa không khí: Đây là hệ thống giúp duy trì nhiệt độ và độ ẩm phù hợp trong siêu thị, đặc biệt là trong những khu vực có sản phẩm nhạy cảm với điều kiện môi trường.

Ngoài ra, tùy thuộc vào quy mô và dịch vụ của siêu thị, bạn có thể cần các cơ sở vật chất bổ sung như: Hệ thống camera an ninh, hệ thống âm thanh, v.v.

Tất cả các cơ sở vật chất trên cần được xây dựng và bố trí sao cho thuận tiện và tạo trải nghiệm mua sắm tốt cho khách hàng, đồng thời cung cấp một môi trường làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả cho nhân viên.

3.2. Nhập hàng hóa cho siêu thị

Quá trình nhập hàng hóa cho siêu thị được tiến hành theo các bước cơ bản sau:

  • Tìm nhà cung cấp: Bạn cần tìm kiếm các nhà cung cấp hàng hóa đáng tin cậy và uy tín. Do đó, chủ siêu thị cần tìm hiểu về chất lượng sản phẩm, giá cả, chính sách ưu đãi, chính sách giao hàng của nhà cung cấp.
  • Đặt hàng: Quản lý siêu thị cần liên hệ với các nhà cung cấp hàng hóa để đặt số lượng và loại hàng hóa mình sẽ kinh doanh. Bạn cần cung cấp cho họ đầy đủ thông tin về sản phẩm hay bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào đối với hàng hóa.
  • Nhận hàng hóa: Sau khi kiểm tra lô hàng hóa, chủ hoặc quản lý siêu thị sẽ ghi nhận các thông tin liên quan như số lượng, chủng loại, ngày/tháng/năm nhận,…Sau khi nhập đầy đủ hàng hóa, các nhân viên siêu thị cần tiến hành việc phân loại các gian hàng và sắp xếp hàng hóa lên kệ hàng.

3.3. Phân khu hàng hóa trong siêu thị

Tùy thuộc vào quy mô lớn, nhỏ mà siêu thị cần có khác khu vực như:

    • Khu vực lưu trữ hàng hóa: Là khu vực để lưu trữ hàng hóa và các thiết bị phục vụ cho hoạt động của siêu thị như xe đẩy, giỏ nhựa, thùng carton,…
    • Khu vực trưng bày hàng hóa: Đây là khu vực đặt các giá kệ hàng và để bày bán hàng hóa giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm mình mong muốn.
    • Khu vực tiếp nhận hàng: Là nơi tiếp nhận và kiểm tra hàng hóa khi được giao đến siêu thị. Do vậy, khu vực này cần có không gian rộng và các thiết bị hỗ trợ phù hợp để tiếp nhận hàng.
    • Khu vực điều hành và văn phòng: Bạn cần có một không gian để điều hành và quản lý các hoạt động của siêu thị; khu vực này cũng có thể là nơi lưu trữ các tài liệu.
  • Quầy thanh toán: Quầy thanh toán không cần diện tích quá rộng, tuy nhiên cần đủ chỗ để đặt hệ thống máy tính, máy in,…để phục vụ cho quá trình thanh toán hàng hóa được dễ dàng và chuyên nghiệp.
mở siêu thị
Sau khi nhập đầy đủ hàng hóa, các nhân viên siêu thị cần tiến hành việc phân loại các gian hàng và sắp xếp hàng hóa lên kệ hàng và lựa chọn ngày khai trương để siêu thị chính thức đi vào hoạt động.

3.4. Công bố thông tin đăng ký 

Sau khi siêu thị được cấp giấy chứng nhận đăng ký sẽ phải thông báo công khai tại cổng thông tin quốc gia theo đúng trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công khai. Chủ siêu thị cần công bố các nội dung gồm: 

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; 
  • Ngành nghề kinh doanh; 
  • Danh sách các cổ đông sáng lập;

3.5. Khắc dấu và công bố mẫu dấu 

Chủ siêu thị là người quyết định hình thức, số lượng, nội dung con dấu. Sau khi nhận được thông báo về mẫu dấu, phòng Đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện sẽ trao giấy biên nhận cho siêu thị, đăng tải thông báo trên cổng thông tin quốc gia về việc đăng ký doanh nghiệp và thông báo về đăng tải thông tin mẫu con dấu.

Thủ tục làm siêu thị chưa bao giờ là đơn giản khi bạn là người mới bắt đầu. Nếu bạn còn băn khoăn không biết cần phải làm những thủ tục gì? Mất bao nhiêu chi phí khi mở siêu thị,….Hãy tìm kiếm và lựa chọn các đơn vị tư vấn setup chuyên nghiệp.

Hãy đến với công ty K-SETUP để trải nghiệm dịch vụ setup siêu thị chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Bạn cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

🟢 CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ CUNG ỨNG K-SETUP

🏢 VP Hà Nội 01: Số Nhà F1 Ngõ 112 – Phường Kiến Hưng – Quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội

🏢 VP Hà Nội 02: Số 489 Hoàng Quốc Việt – Phường Cổ Nhuế 1 – Quận Bắc Từ Liêm – Thành phố Hà Nội

🏢 VP HCM: Số 32 Đường số 4 – Khu Dân Cư Cityland – Phường 10 – Quận Gò Vấp – TP.HCM

☎️ HOTLINE:

— Hà Nội: 098.5566.123 – 082.583.1111

— TP.HCM: 085.399.2222

Website: Ksetup.net & Ksetup.vn & Giakeksetup.vn

Bản quyền thuộc về công ty K-setup! 

.
.
.
.