Trong thời đại công nghệ 4.0, kinh doanh trực tuyến đã trở thành xu hướng kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Có thể thấy, thương mại điện tử đang là lĩnh vực được các nhà kinh doanh ưa chuộng nhất hiện nay. Vậy thương mại điện tử là gì? Thương mại điện tử mang lại những lợi ích gì cho nhà kinh doanh? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết nhé.
MỤC LỤC
1. Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử (tên tiếng anh là E-Commerce) là nơi diễn ra các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ trực tuyến; Là nơi người bán và người mua có thể dễ dàng kết nối với nhau bất kỳ lúc nào, ở đâu thông qua thiết bị điện tử có kết nối Internet. Khi mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử, khách hàng có thể tùy chọn phương thức thanh toán. Sau khi đặt hàng, hàng hóa sẽ được chuyển đến người mua.
Thương mại điện tử đã trở thành một công cụ vô cùng hiệu quả và phù hợp đối với hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm và dịch vụ như: Thời trang, mỹ phẩm, thiết bị điện tử, đồ gia dụng, thực phẩm,..Bên cạnh đó, các lĩnh vực giáo dục, y tế, du lịch cũng đã áp dụng thương mại điện tử, giúp các doanh nghiệp trong những lĩnh vực này tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Hiện nay, tại trên thị trường có rất nhiều sàn thương mại điện tử uy tín trong và ngoài nước để nhà kinh doanh lựa chọn như: Tik Tok, Shopee, Tiki, Lazada, Amazon,…Ngoài ra, thương mại điện tử còn cung cấp các mô hình kinh doanh đa dạng để người bán tham khảo và lựa chọn.
2. Lợi ích của thương mại điện tử đối với nhà kinh doanh
2.1. Không có rào cản về mặt địa lý
Trên các nền tảng thương mại điện tử, khách hàng có thể nhanh chóng tìm kiếm thông tin sản phẩm và thực hiện giao dịch mua sắm chỉ với vài cú nhấp chuột trên trang web hoặc ứng dụng từ điện thoại thông minh hoặc máy tính. Khách hàng có thể thoải mái order hàng hóa trong nước hoặc nước ngoài một cách dễ dàng.
Người tiêu dùng trên thế giới có thể dễ dàng truy cập vào website hoặc shop của bạn trên các sàn thương mại điện tử để tìm kiếm món đồ mình cần và thực hiện việc mua sắm. Bên cạnh đó, khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm cửa hàng online của bạn thông qua các công cụ tìm kiếm như Google.
Ngoài ra, các trang web thương mại điện tử có thể hoạt động trực tuyến 24/7, giúp gia tăng số lượng đơn hàng. Việc cửa hàng luôn online sẽ tạo điều kiện cho khách hàng tra cứu thông tin sản phẩm ngay khi có nhu cầu mua sắm. Có thể thấy thương mại điện tử giúp các nhà kinh doanh tiếp cận với khách hàng ở khắp mọi nơi, bất kỳ lúc nào mà không có rào cản về mặt địa lý.
2.2. Tối ưu hóa các chi phí duy trì hoạt động kinh doanh
Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm các khoản chi phí chủ yếu như:
- Chi phí thuê mặt bằng: Thay vì phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn cho việc thuê mặt bằng và trang trí cửa hàng, nhà kinh doanh chỉ cần thanh toán % hoa hồng hợp lý cho sàn thương mại điện tử dựa trên doanh thu bán hàng.
- Chi phí nhân sự: Hầu hết các sàn thương mại điện tử hiện nay đều thiết lập quy trình bán hàng tự động, bao gồm các bước như: Đặt hàng, chốt đơn, thanh toán, quản lý đơn, báo cáo tồn kho,…giúp chủ shop giảm đáng kể chi phí thuê nhân sự.
2.3. Cung cấp đầy đủ thông tin hàng hóa
Một ưu điểm của thương mại điện tử là khả năng cung cấp thông tin sản phẩm một cách đầy đủ và chi tiết. Người bán có thể chia sẻ với khách hàng các thông tin cần thiết như: Mô tả sản phẩm, giá cả, đánh giá và phản hồi của người mua. Nếu mua được sản phẩm ưng ý, chắc chắn khách hàng sẽ quay lại gian hàng của bạn thường xuyên hơn.
2.4. Phủ sóng thương hiệu
Các công cụ tìm kiếm trên nền tảng thương mại điện tử có thể nâng cao sự nhận diện thương hiệu và cải thiện thứ hạng của gian hàng trực tuyến trên Internet. Điều này giúp thu hút lượng khách hàng truy cập nhiều hơn và làm cho thương hiệu trở nên thân thuộc hơn với người mua. Để đạt được điều này, chủ shop cần sử dụng từ khóa một cách khéo léo, tạo nội dung hấp dẫn để tăng cường khả năng tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng.
2.5. Dễ dàng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng
Thông qua các gian hàng trực tuyến, chủ shop có thể theo dõi được mã sản phẩm mà khách ưa chuộng, thời điểm cao điểm mua sắm,…Những thông tin này được tổng hợp và phân tích thông qua các con số cụ thể trên nền tảng thương mại điện tử.
Khi đã nắm rõ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, chủ shop có thể xây dựng kế hoạch tiếp cận cũng như chăm sóc khách hàng một cách thường xuyên để đáp ứng nhu cầu của họ. Bạn có thể dễ dàng liên hệ và cập nhật thông tin về sản phẩm cũng như các chiến dịch quảng cáo mới đến tệp khách hàng tiềm năng thông qua trang thương mại điện tử.
2.6. Linh hoạt mở rộng quy mô kinh doanh và phát triển sản phẩm
Với thương mại điện tử, bạn có thể mở rộng quy mô và phạm vi kinh doanh nhanh chóng mà không cần đầu tư quá nhiều chi phí. Bạn chỉ cần nghiên cứu thị trường tiềm năng và đầu tư vào việc nâng cấp hệ thống hoặc tiếp cận thị trường mới.
Bên cạnh đó, chủ shop có thể bán thử nghiệm các sản phẩm mới, hoặc sản phẩm có tính năng cao hơn so với sản phẩm shop đã bán trước đó. Nếu khách hàng yêu thích, bạn có thể mở rộng sản phẩm kinh doanh để tăng doanh thu của cửa hàng.
3. Lợi ích của thương mại điện tử với người mua hàng
Thương mại điện tử không chỉ mang lại nhiều lợi ích người bán mà người mua cũng được hưởng lợi từ nền tảng này. Có thể kể đến như:
- Với các cửa hàng trực tuyến mở cửa 24/7, khách hàng có thể mua sắm bất kỳ lúc nào, ở đâu chỉ cần có Internet. Với cách thức này, khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian mua sắm và được tư vấn một cách kỹ càng để đưa ra lựa chọn ưng ý nhất.
- Người dùng có thể nhanh chóng tìm kiếm các sản phẩm tương tự nhau về màu sắc, kích thước và tính năng; so sánh về giá và dễ dàng mua được sản phẩm với giá tốt nhất.
- Lợi thế nổi bật của các sàn thương mại điện tử so với cửa hàng truyền thống là thường xuyên có các voucher giảm giá hấp dẫn. Chính vì vậy, việc mua sắm tại trang thương mại điện tử được người tiêu dùng ưa chuộng hơn phương thức mua sắm truyền thống.
- Khi mua sắm trên các trang thương mại điện tử, khách hàng có thể linh hoạt lựa chọn hình thức mua sắm như: Tài khoản ngân hàng, ví điện tử mà không cần sử dụng tiền mặt.
- Trước khi thương mại điện tử phát triển rầm rộ như hiện nay, người tiêu dùng rất khó khăn trong việc mua sắm các sản phẩm của các quốc gia khác nhau trên thế giới như mỹ phẩm, sữa, thiết bị điện tử, thời trang…Nếu muốn mua các sản phẩm này, khách hàng thường sẽ mua tại các cửa hàng kinh doanh hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, việc mua hàng theo cách thức này hàng hóa sẽ không đa dạng, giá cả cao,…Chính vì vậy, sự ra đời của thương mại điện tử đã đưa các sản phẩm quốc tế đến gần hơn với người tiêu dùng; khách hàng mua được sản phẩm chất lượng từ gian hàng chính hãng với giá thành hợp lý.
4. Nhược điểm của thương mại điện tử
4.1. Có thể gặp khó khăn trong khâu vận chuyển
Khi kinh doanh theo mô hình này, việc xây dựng một chiến lược vận chuyển hiệu quả là rất quan trọng. Chủ shop cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa các phương thức vận chuyển như miễn phí, giá cố định, hoặc dựa trên bảng giá để tối ưu hóa chi phí.
Vận chuyển trong nước thường dễ dàng hơn, nhưng khi xử lý đơn hàng quốc tế, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ cần thiết, đồng thời đáp ứng các nghĩa vụ thuế quan. Ngoài ra, chủ shop cũng cần lưu ý rằng chi phí vận chuyển bổ sung có thể phát sinh khi khách hàng yêu cầu đổi trả hàng.
4.2. Chú trọng bao bì sản phẩm
Khi kinh doanh trực tuyến, bao bì sản phẩm là một yếu tố quan trọng. Bạn có thể lựa chọn sử dụng bao bì miễn phí hoặc đầu tư vào bao bì mang dấu ấn riêng của thương hiệu. Việc shop tạo ra bao bì sản phẩm độc đáo sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu.
Bên cạnh đó, shop cũng cần chú trọng đến chất lượng bao bì. Vì thực tế chất lượng dịch vụ vận chuyển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giao hàng cũng như sản phẩm được bảo đảm nguyên vẹn khi giao đến tay khách hàng.
4.3. Bảo mật dữ liệu và kỹ thuật
Các sự cố kỹ thuật ngoài tầm kiểm soát của bạn có thể ảnh hưởng xấu đến doanh số bán hàng, có thể kể đến như: Sự cố trong chuỗi cung ứng có thể khiến bạn không giao hàng đúng hạn, hoặc các sự cố về Internet hay ổ cứng có thể khiến bạn mất cả thời gian lẫn tiền bạc. Tuy nhiên, mỗi sự cố kỹ thuật đều có giải pháp hoặc biện pháp phòng ngừa. Hãy luôn đảm bảo dữ liệu của bạn được sao lưu thường xuyên để hạn chế mất đi tệp data khách hàng thân thiết hoặc các dữ liệu bán hàng.
4.4. Xây dựng lòng tin đối với khách hàng
Dù mang lại nhiều tiện ích, thương mại điện tử vẫn gặp thách thức lớn trong việc xây dựng lòng tin của khách hàng, do họ không thể trực tiếp kiểm tra sản phẩm trước khi mua. Điều này dẫn đến việc sản phẩm có thể không đạt kỳ vọng hoặc khác xa quảng cáo, gây thất vọng cho người mua và làm giảm uy tín doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng thu hút và giữ chân khách hàng.
5. Thương mại điện tử – Những thách thức tại Việt Nam
5.1. Tạo lòng tin đối với khách hàng
Trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến, việc xây dựng lòng tin đối với khách hàng không hề đơn giản. Lý do là vì thị trường hiện tại tràn ngập các sản phẩm kém chất lượng. Nhiều cửa hàng vì chạy theo lợi nhuận đã không ngần ngại cung cấp những sản phẩm không đúng như hình ảnh quảng cáo. Vì vậy, việc xây dựng lòng tin đối với khách hàng trở thành yêu cầu cực kỳ cần thiết đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử.
5.2. Hạn chế trong việc tương tác trực tiếp với khách hàng
Gặp gỡ và tương tác trực tiếp với khách hàng giúp doanh nghiệp dễ dàng thấu hiểu tâm lý người tiêu dùng hơn. Tuy nhiên, việc kinh doanh trên các trang thương mại điện tử làm hạn chế và làm chậm quá trình tương tác trực tiếp với khách hàng. Tuy nhiên chủ shop vẫn có thể duy trì sự kết nối trực tiếp với khách hàng thông qua email, điện thoại, Facebook,…
5.3. Sự cố kỹ thuật
Kinh doanh thương mại điện tử là dựa trên sự tiến bộ của công nghệ, chính vì vậy không thể tránh khỏi những sự cố kỹ thuật trong quá trình kinh doanh. Đôi khi, các sự cố đột ngột như mất dữ liệu bán hàng hoặc dữ liệu khách hàng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của chủ shop. Vì vậy, nhà kinh doanh cần thường xuyên thực hiện việc sao lưu dữ liệu dự phòng để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ hoạt động kinh doanh của mình.
5.4. Tính cạnh tranh cao
Kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử ngày càng được ưa chuộng, vì vậy thay vì chỉ kinh doanh theo mô hình truyền thống là mở cửa hàng thì nhiều nhà đầu tư chỉ tập trung bán hàng online. Vì vậy, mức độ cạnh tranh trên các trang thương mại điện tử là rất cao. Cùng kinh doanh một ngành hàng nhưng có hàng nghìn shop cùng hoạt động trên một sàn thương mại điện tử. Vì vậy, để có lượng khách hàng ổn định, shop cần lưu ý đến mẫu mã, chất lượng, giá cả sản phẩm và xây dựng các chương trình ưu đãi trong những dịp đặc biệt.
5.5. Số lượng đơn hàng lớn
Vì không có giới hạn về sản phẩm, thời gian hay địa điểm đặt hàng, nên việc đơn hàng đổ về ồ ạt là điều có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Khi số lượng đơn hàng tăng vọt, các cửa hàng buộc phải nâng cao hiệu suất làm việc để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đây cũng chính là một thách thức không nhỏ mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi vận hành theo mô hình thương mại điện tử.
5.6. Thời gian giao hàng còn hạn chế
Cơ sở hạ tầng và hệ thống giao hàng tại các đơn vị vận chuyển ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, điều này dẫn đến sự ảnh hưởng đáng kể đến thời gian giao hàng. Bên cạnh đó, tại các trang thương mại điện tử, hệ thống đôi khi bị tắc nghẽn dẫn đến chậm trễ trong việc cập nhật giao dịch, đặc biệt là trong những đợt khuyến mãi lớn với rất nhiều đơn hàng.
5.7. Thanh toán gặp nhiều bất cập
Phần lớn các nền tảng thương mại điện tử hiện nay đều hỗ trợ thanh toán qua Internet Banking hoặc ví điện tử. Tuy nhiên, tỷ lệ người sử dụng ví điện tử tại Việt Nam vẫn còn thấp và sự thiếu đồng bộ giữa các ngân hàng vì vậy đôi khi khách hàng sẽ gặp khó khăn trong quá trình thanh toán.
5.8. Bảo mật thông tin còn lỏng lẻo
Một trong những mối lo ngại lớn nhất của khách hàng chính là vấn đề bảo mật thông tin còn yếu kém. Nhiều trường hợp cửa hàng bị mất dữ liệu tệp khách hàng dẫn đến thông tin cá nhân của khách bị rò rỉ, điều này khiến họ có ấn tượng không tốt với shop.
Với tỷ lệ sử dụng smartphone cao, và sự phát triển của các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada,Tik Tok,…cùng thói quen mua sắm trên di động ngày càng phổ biến, thị trường Việt Nam có lợi thế lớn trong thương mại điện tử. Để tận dụng xu hướng này và nâng cao cạnh tranh, các doanh nghiệp cần xây dựng nền tảng kinh doanh vững mạnh và áp dụng công nghệ số hiệu quả. Nếu doanh nghiệp của bạn muốn tham gia kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, hãy nhanh chóng lựa chọn một đơn vị tư vấn uy tín để được hỗ trợ xây dựng nền tảng công nghệ số hiện đại nhất nhé.
Hãy đến với công ty K-SETUP để trải nghiệm dịch vụ setup siêu thị chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Bạn cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
🏢 CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ CUNG ỨNG K-SETUP.
🔰VP Hà Nội : Số Nhà F1 Ngõ 112, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
☎ Hotline : 098.5566.123
🔰 TP.HCM : Lầu 4 số 32 Đường số 4, Khu Dân Cư Cityland, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
☎ Hotline : 085.399.2222
Bản quyền thuộc về công ty K-Setup!