Quản lý kho là gì? Làm thế nào để có chiến lược quản lý hàng hóa tại kho hiệu quả? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Quản lý kho là vấn đề luôn được các nhà kinh doanh quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Vì đây là hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc biệt là chủ siêu thị, chủ cửa hàng tạp hóa. Để có kế hoạch quản lý hoạt động của kho hàng hóa một cách hiệu quả nhất, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
1. Quản lý kho là gì? Vai trò của việc quản lý hàng hóa tại kho hiệu quả?
Kho hàng là nơi được sử dụng để tập kết, lưu trữ và bảo quản hàng hóa cho các cửa hàng, siêu thị. Nhờ kho hàng hóa, sản phẩm sẽ được bảo đảm về số lượng và chất lượng sản phẩm từ khi nhập đến khi xuất hàng. Chính vì vậy, kho hàng rất quan trọng, nhưng bạn quản lý hàng hóa như thế nào còn quan trọng hơn. Vậy quản lý kho hàng là gì? Có vai trò như thế nào?
Quản lý kho hàng hóa là cách tổ chức, sắp xếp các sản phẩm, báo cáo số liệu hàng hóa một cách liên tục để đảm bảo việc vận hành cửa hàng, siêu thị được thuận lợi. Việc quản lý hàng hóa trong kho hiệu quả giúp cho quá trình sản xuất, cũng như cung cấp và phân phối sản phẩm hàng hóa đúng thời điểm, giảm chi phí lưu thông. Chính vì vậy, việc quản lý hàng hóa tại kho hiệu quả sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nhà kinh doanh:
1.1. Hạn chế tình trạng thất thoát hàng hóa
Trong hoạt động kinh doanh, có nhiều nguyên nhân khiến cho hàng hóa bị thất thoát như: Thất thoát tại kho hàng, nhân viên trộm, cắp,…Vì vậy, để hạn chế những tình trạng trên cần quản lý kho hàng hóa một cách khoa học và hiệu quả. Việc kiểm tra đối chiếu hàng hóa thường xuyên, kiểm kê được lượng hàng bán ra và lượng hàng tồn kho sẽ giúp tránh được những tổn thất đáng kể và chủ động lên kế hoạch nhập hàng phù hợp, tiết kiệm chi phí
1.2. Tiết kiệm chi phí lưu kho
Khi có một lượng lớn hàng hóa cần được lưu trữ, đặc biệt là những mặt hàng có kích thước cồng kềnh, sẽ đòi hỏi sử dụng nhiều thiết bị hỗ trợ việc lưu trữ sản phẩm. Điều này sẽ dẫn đến việc tăng thêm các chi phí phụ khác như điện và chi phí nhân công. Nếu việc quản lý kho được thực hiện một cách khoa học và hiệu quả, thì những chi phí này có thể được kiểm soát và giảm bớt. Bên cạnh đó, hàng hóa trong kho không chỉ được xử lý và lưu trữ một cách hiệu quả, mà còn giúp giải phóng hàng tồn kho một cách kịp thời.
1.3. Tiết kiệm chi phí nhập hàng
Việc theo dõi số lượng hàng hóa trong kho mỗi ngày giúp chủ doanh nghiệp quản lý nguồn hàng một cách hiệu quả. Đồng thời giúp cho việc tối ưu hóa quá trình quản lý chi phí và nguồn hàng, tránh được những rủi ro không mong muốn.
Bằng cách thường xuyên theo dõi số lượng hàng hóa trong kho hàng mỗi ngày, chủ doanh nghiệp có khả năng xác định chính xác lượng hàng hóa còn lại và dự báo chi phí nhập hàng cần thiết. Điều này không chỉ đảm bảo luôn có đủ hàng để đáp ứng nhu cầu của khách, mà còn giúp tránh tình trạng hàng tồn quá nhiều, dẫn đến lãng phí và tổn thất cho cửa hàng.
1.4. Giúp giảm vốn lưu động và tăng doanh thu
Hàng hóa lưu trữ trong kho đóng vai trò quan trọng và trực tiếp tác động đến nguồn vốn của doanh nghiệp. Việc quản lý kho hiệu quả sẽ giảm thiểu lượng vốn lưu động cần phải đầu tư vào kho hàng. Khi hàng hóa được quản lý một cách khoa học, đảm bảo lưu thông liên tục, doanh nghiệp sẽ không cần phải dành quá nhiều vốn để duy trì lượng hàng tồn kho. Thay vào đó, lượng hàng này sẽ được kiểm soát chặt chẽ và duy trì ở mức tối thiểu cần thiết.
Nhờ vào việc giảm thiểu lượng hàng tồn lưu trữ, doanh nghiệp có khả năng giải phóng một phần nguồn vốn lưu động trong mỗi tháng, mỗi quý. Sự tối ưu hóa này tạo ra khả năng đầu tư hoặc sử dụng nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh khác một cách hiệu quả, từ đó cải thiện lợi nhuận kinh doanh.
2. Quy trình quản lý kho hiệu quả tại siêu thị
Hướng dẫn quản lý kho hàng tại các siêu thị, cửa hàng gồm những bước cơ bản sau đây:
2.1. Nhập kho
Bước đầu tiên trong quá trình quản lý hàng hóa chính là nhập kho. Ở khâu này, bạn cần phải kiểm tra xem đã nhập đúng sản phẩm, đúng số lượng và đúng thời điểm hay chưa. Điều này nhằm đảm bảo nhân viên kho sẽ lọc ra những hàng hóa bị hỏng, lỗi, giảm thiệt hại cho siêu thị, cửa hàng.
Để tối ưu hóa khâu nhập kho, bạn có thể yêu cầu nhà cung cấp thực hiện một số yêu cầu đóng gói, cụ thể như: Kích thước và khối lượng tối đa 1 thùng hàng hóa; Số lượng hàng hóa trong 1 thùng; Các thông tin trên nhãn,…Trong quá trình nhận hàng, người giao hàng cần cung cấp phiếu xuất hàng có thống kê đầy đủ những thông tin cơ bản như: Loại sản phẩm, số lượng mặt hàng, thời gian xuất kho,…Từ đó, người tiếp nhận hàng sẽ kiểm tra niêm phong, kiểm đếm số lượng hàng hoá, xác nhận vào phiếu giao hàng và tiến hành bốc dỡ vào kho.
2.2. Lưu kho
Sau khi tiếp nhận hàng hóa từ nhà cung cấp, các nhân viên của cửa hàng, siêu thị cần sắp xếp các sản phẩm sao cho khoa học. Điều bạn cần lưu ý trong quá trình này là bạn nên sắp xếp các sản phẩm cùng loại trên cùng một kệ hàng, để quá trình tìm kiếm hàng hóa sau này trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
2.3. Nhặt hàng
Nhặt hàng là hoạt động thu thập hàng hóa trong kho theo đơn hàng của khách. Đây là khâu tốn kém nhất và chiếm khoảng 55% chi phí vận hành kho hàng hóa. Vì vậy, nếu tối ưu hóa được khâu này, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí và đồng thời gia tăng hiệu quả của quá trình quản lý kho.
Hiện nay, có 2 cách nhặt hàng đó là:
- Nhặt theo đơn hàng: Theo cách này, khi có đơn, nhân viên bán hàng sẽ giao đơn hàng cho nhân viên kho để tìm kiếm các sản phẩm theo đơn. Cách làm này phù hợp với những cửa hàng kinh doanh nhỏ và số lượng đơn hàng không nhiều.
- Nhặt theo cụm: Theo cách làm này, nhân viên bán hàng sẽ gom nhiều đơn với nhau, rồi xuất ra danh sách sản phẩm cùng với số lượng hàng yêu cầu. Sau đó, nhân viên kho sẽ tiến hành nhặt hàng theo số lượng yêu cầu và sau khi hoàn thành sẽ chia ra theo các đơn hàng. Cách nhặt hàng theo cụm phù hợp với các cửa hàng kinh doanh lớn và có nhiều đơn hàng.
2.4. Đóng gói và xuất kho
Đóng gói là bước mà nhân viên bán hàng gom lại sản phẩm của từng đơn hàng và gửi cho khách. Ở giai đoạn này, bạn cần xử lý cẩn thận và chính xác để tránh sai sót hoặc giao nhầm hàng cho khách. Sau khi hoàn thành khâu đóng gói, nhân viên sẽ giao hàng hóa cho đơn vị vận chuyển. Kết thúc khâu này, hàng hóa sẽ được coi là đã xuất kho, số lượng tồn kho được trừ đi.
2.5. Hoàn trả hàng
Hoàn trả hàng là 1 khâu khá phức tạp. Vì vậy, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc quản lý kho khi hoàn trả hàng sau đây:
- Khách hàng cần trả hàng theo theo đúng chính sách của cửa hàng, nêu rõ lý do trả hàng. Điều này cần được chủ cửa hàng ghi lại để đưa ra những điều chỉnh phù hợp giúp giảm tỷ lệ hoàn trả hàng.
- Có quy định riêng đối với các trường hợp hoàn hàng như: Nhập lại kho, trả lại nhà cung cấp, sửa chữa, tái chế hoặc tiêu huỷ,…
- Khấu trừ lợi nhuận đối với trường hợp hoàn hàng.
2.6. Kiểm hàng
Việc kiểm hàng tại các siêu thị, cửa hàng cần được thực hiện thường xuyên để hạn chế tình trạng thất thoát kho. Vì vậy, để đơn giản hóa khâu này, chủ cửa hàng nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Bạn chỉ cần quét mã đã có thể dễ dàng kiểm kê lượng hàng hóa có trong kho một cách chính xác và nhanh chóng. Số liệu này được lưu trên phần mềm quản lý và sẽ được cập nhật liên tục và hàng ngày.
2.7. Báo cáo thống kê
Các báo cáo thống kê sẽ cung cấp cho chủ cửa hàng, siêu thị một cách tổng quát về quy trình quản lý kho hàng hóa. Từ đó giúp bạn đưa ra những đánh giá trong hiệu quả quản lý kho hàng, cũng như có những chiến lược kinh doanh như xả hàng hay nhập hàng kịp thời.
Bạn có thể tham khảo một vài báo cáo kho sau đây:
- Sổ kho giúp quản lý các thông tin xuất-nhập và tồn kho.
- Báo cáo kho để theo dõi tồn kho của cửa hàng chính và các chi nhánh.
- Báo cáo định mức thể hiện các mặt hàng trong kho đang tồn vượt hoặc thấp hơn định mức, từ đó có kế hoạch xả hoặc nhập hàng.
- Gợi ý nhập hàng sẽ thể hiện những mặt hàng đang bán chạy hoặc tồn kho dưới định mức.
- Báo cáo kiểm hàng giúp thể hiện số lượng hàng hóa trong kho bị thiếu thất thoát, hỏng.
3. Kinh nghiệm quản lý kho hàng hiệu quả
3.1. Sắp xếp kho hàng một cách tối ưu
Để thực hiện quy trình này hiệu quả, kỹ năng sắp xếp logic là điều cần thiết. Việc sắp xếp kho hàng thành các khu vực cụ thể dựa trên tính chất của hàng hóa là một cách khôn ngoan để đảm bảo rằng các mặt hàng không ảnh hưởng lẫn nhau.
Một cách sắp xếp kho khác mà bạn có thể áp dụng là sắp xếp theo mã hàng hóa. Theo cách này, mỗi mặt hàng sẽ được đặt tên dựa vào vị trí đặt và tính chất của hàng, giúp xác định vị trí của loại hàng một cách nhanh chóng chỉ từ tên gọi.
Bên cạnh phương thức sắp xếp hàng hóa, bạn cần chuẩn bị các kệ hàng và không gian lưu trữ phù hợp để đảm bảo hàng hóa được bảo quản trong điều kiện tốt nhất. Việc này giúp tránh các tác động ngoại lực có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng và bao bì của sản phẩm.
Có thể thấy việc sắp xếp thông minh và cẩn thận giúp bảo đảm chất lượng của hàng hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập kho cũng như quản lý tồn kho. Việc thiết lập quy trình quản lý hàng hóa trong kho hiệu quả thông qua cách sắp xếp khoa học không chỉ tối ưu hóa quá trình quản lý và vận hành mà còn đảm bảo bảo quản tốt cho hàng hóa.
3.2. Tổ chức đội ngũ nhân sự kho
Nhiệm vụ hàng ngày của nhân viên kho là tiếp nhận và thực hiện kiểm tra chi tiết các chứng từ, giấy tờ liên quan đến quá trình xuất nhập hàng hóa trong kho. Điều này bao gồm việc kiểm tra tính chính xác các thông tin và số liệu, đảm bảo rằng mọi giao dịch được thực hiện đúng theo quy trình quản lý kho.
Để làm việc hiệu quả, nhân viên kho cần phải có kiến thức và kỹ năng kiểm tra, nhập số liệu một cách thành thạo. Bên cạnh đó, nhân viên kho cần phải thành thạo trong việc lập phiếu xuất kho một cách chi tiết và chính xác. Việc lập phiếu xuất kho chính xác và đầy đủ thông tin giúp đảm bảo rằng mọi giao dịch diễn ra theo đúng yêu cầu của đối tác và tạo sự minh bạch trong quá trình giao dịch.
Một vấn đề trong quá trình quản lý kho thường gặp là ngăn chặn việc mất cắp và sử dụng không đúng cách hàng hóa từ phía nhân viên. Để đối phó với tình trạng này, chủ siêu thị cần tổ chức nhân sự một cách chặt chẽ. Cụ thể, tại khâu tuyển chọn, cần lựa chọn những người phù hợp và trung thực. Các trường hợp nhân viên kho vi phạm cần được xử lý một cách nghiêm minh. Đồng thời, việc phân công nhiệm vụ và quyền hạn cho từng người cũng rất quan trọng để tránh trường hợp đổ lỗi, trốn tránh trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra.
3.3. Kiểm kê định kỳ kho hàng
Kiểm kê kho hàng là hoạt động cần thực hiện thường xuyên trong quy trình quản lý kho để đảm bảo hiệu quả tối ưu. Có những nguyên nhân khách quan như quên nhập dữ liệu, nhập sai thông tin hoặc nhầm lẫn giữa các mặt hàng, dẫn đến sai lệch giữa số liệu thực tế và báo cáo.
Vì vậy, để đảm bảo rằng số lượng hàng hóa trong kho khớp với báo cáo, và để phát hiện tình trạng hư hỏng hoặc giảm chất lượng hàng hóa thực tế, việc kiểm kê kho hàng định kỳ là cần thiết. Cách tiến hành kiểm kê định kỳ hàng tồn kho cần được lên kế hoạch theo từng thời gian cụ thể, hàng ngày hoặc hàng tuần, hàng tháng, hàng quý phụ thuộc vào quy mô kinh doanh của từng cửa hàng, siêu thị. Điều này giúp đảm bảo rằng tình trạng tồn kho được kiểm tra đều đặn và dễ dàng quản lý mà không cần đầu tư quá nhiều thời gian và nguồn lực.
3.4. Lập mã vạch đối với sản phẩm
Hiện nay, việc quản lý sản phẩm qua việc sử dụng mã vạch đã trở thành một phương pháp phổ biến trong nhiều doanh nghiệp. Việc tạo mã vạch cho sản phẩm không chỉ giúp quản lý kho dễ dàng hơn mà còn tiết kiệm thời gian so với các phương pháp truyền thống, đặc biệt khi có số lượng hàng lớn.
Bằng cách tạo mã vạch cho sản phẩm, rủi ro sai sót trong quá trình kiểm kho theo cách truyền thống với số lượng hàng hóa lớn sẽ giảm đi đáng kể. Một thao tác quét mã vạch sẽ cung cấp toàn bộ thông tin về sản phẩm như tên, kích cỡ, giá, số lượng và hạn sử dụng. Điều này tạo sự thuận tiện và chính xác trong việc tra cứu thông tin sản phẩm.
3.5. Xây dựng sơ đồ quản lý kho khoa học
Việc vẽ sơ đồ vị trí lưu trữ các mặt hàng trong kho là một phương pháp tốt để chủ cửa hàng, siêu thị có thể kiểm soát kho hàng một cách hiệu quả. Sơ đồ này không chỉ thể hiện vị trí của từng mặt hàng, mà còn cho phép chúng ta biết đến quy mô và số lượng của các mặt hàng tại các vị trí cụ thể. Đồng thời, việc có một sơ đồ tổng thể cũng giúp cho bất kỳ người quản lý nào cũng có thể tìm kiếm và sắp xếp hàng hóa trong kho một cách thuận tiện hơn.
3.6. Đầu tư phần mềm quản lý kho
Phần mềm quản lý kho đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhận dữ liệu nhập xuất và cung cấp thông tin về tình hình kho hàng. Nếu thông tin không được cập nhật kịp thời và chính xác, mọi quyết định dựa trên thông tin sai lệch sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
Bên cạnh đó, phần mềm này còn là một công cụ giúp tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực. Đặc biệt đối với các cửa hàng, siêu thị kinh doanh quy mô nhỏ thì phần mềm quản lý kho có thể tự động hóa quy trình, giảm thiểu lãng phí thời gian và chi phí liên quan đến việc quản lý hàng hóa trong kho cũng như quản lý nhân sự.
3.7. Hệ thống camera giám sát
Mục tiêu hàng đầu trong quản lý kho là luôn đảm bảo an toàn cho hàng hóa. Để đạt được điều này thì đầu tư vào hệ thống an ninh và lắp đặt các camera giám sát là những yếu tố cơ bản khi trang bị hạ tầng cho kho hàng. Cách làm này giúp cho việc bảo đảm an ninh trở nên hiệu quả hơn và đồng thời, dữ liệu hình ảnh thực tế về các lô hàng ra vào có thể được trích xuất và tra cứu một cách thuận tiện khi cần thiết.
4. Một số phương pháp quản lý kho hiệu quả được ưa chuộng hiện nay
4.1. Cách quản lý kho hiệu quả bằng excel
4.1.1. Ưu điểm của phương pháp quản lý kho bằng excel
Một trong những ưu điểm quan trọng nhất của việc quản lý kho và bán hàng bằng excel là tính miễn phí. Bạn có thể tự mình tạo một file excel quản lý hàng hóa trong kho và bán hàng đơn giản ngay trên Microsoft Excel mà không cần phải mất bất kỳ khoản chi phí nào. Chỉ cần máy tính của bạn đã được cài đặt Microsoft Office, bạn đã có thể bắt đầu tạo file quản lý kho ngay lập tức.
Sử dụng Excel, bạn có thể tạo và tùy chỉnh rất nhiều báo cáo và chỉ tiêu để phục vụ mục đích quản lý. Khác với các phần mềm có sẵn, bạn không bị giới hạn bởi các tính năng cố định mà các công ty phần mềm hoặc chuyên gia đã thiết lập sẵn. Excel cũng cho phép bạn thao tác trực tiếp với cơ sở dữ liệu để chỉnh sửa các giao dịch nhập xuất, thông tin về hàng hóa, khách hàng, và bạn có thể tạo thêm các báo cáo linh hoạt theo nhu cầu thực tế tại từng thời điểm.
Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ file excel cho nhiều người dùng. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cho các file excel đơn giản được tạo ra bằng các công thức cơ bản. Nếu cần chia sẻ dữ liệu đồng thời cho nhiều người dùng và làm việc trực tuyến, bạn có thể sử dụng Google Sheets.
4.1.2. Nhược điểm của phương pháp quản lý kho bằng excel
Mặc dù excel có nhiều ưu điểm, nhưng cũng tồn tại một số hạn chế như:
- Tính bảo mật thấp: Khi sử dụng excel dữ liệu quản lý hàng hóa sẽ được lưu trữ trên máy tính cá nhân. Điều này tạo ra nguy cơ mất dữ liệu nếu máy tính gặp sự cố như hỏng hóc hoặc bị nhiễm virus.
- Các hàm phúc thạp: Các hàm trong excel đòi hỏi người dùng hiểu rõ về chúng để sử dụng hiệu quả. Điều này có thể gây khó khăn đối với các cửa hàng nhỏ không có đội ngũ nhân viên có kiến thức sâu về excel.
- Thống kê hạn chế: Trong quá trình kinh doanh, nếu bạn cần thống kê và báo cáo số liệu một cách linh hoạt, đặc biệt là khi có lượng hàng hóa lớn và đa dạng về mẫu mã, thì excel sẽ không đáp ứng được yêu cầu này một cách hiệu quả.
4.1.3. Cách lập file dữ liệu hàng hóa trên excel
Bạn có thể lập một file excel với các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Tạo một file excel mới.
- Bước 2: Tạo các sheet mới và đặt tên từng sheet như sau: Nhập, xuất, danh mục, báo cáo.
- Bước 3: Tiến hành nhập dữ liệu cho các sheet. Có thể bao gồm các thông tin như: Ngày tháng nhập/xuất, mã hàng, loại hàng, tên hàng, đơn vị tính, số lượng nhập, giá, thành tiền,…
Có thể thấy, excel sẽ phù hợp với những cửa hàng có quy mô nhỏ, số lượng hàng hóa ít. Nếu bạn kinh doanh với quy mô lớn hơn như siêu thị, hãy cân nhắc lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả tối ưu trong quản lý hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả và chính xác hơn.
4.2. Cách quản lý kho hàng bằng phần mềm
4.2.1. Ưu điểm của việc quản lý kho khi sử dụng phần mềm
Trong quá trình quản lý kho hàng, phần mềm bán hàng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chủ doanh nghiệp. Có thể kể đến các ưu điểm sau đây của phần mềm quản lý bán hàng:
- Dễ cài đặt và sử dụng: Các phần mềm được cài đặt và sử dụng một cách dễ dàng dưới sự hướng dẫn của nhà cung cấp. Bạn sẽ không tốn nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu vì có bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình sử dụng nhà cung cấp sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn.
- Báo cáo chính xác: Phần mềm giúp tạo báo cáo về số lượng hàng hóa trong kho dựa trên mã hàng, size hay màu sắc một cách chính xác nhất.
- Dễ dàng tra cứu thông tin hàng hóa: Phần mềm cung cấp thông tin hàng hóa một cách thuận tiện và nhanh chóng. Bạn có thể dễ dàng tra cứu mọi lúc, mọi nơi các thông tin bán hàng, số lượng hàng bán ra, nhập vào, hàng tồn kho, hàng bán chạy,…
- Phù hợp với các hình thức và quy mô kinh doanh: Phần mềm quản lý bán hàng có thể ứng dụng cho cả cửa hàng nhỏ hoặc các chuỗi cửa hàng, siêu thị với số lượng mặt hàng, mẫu mã đa dạng.
- Phân công công việc linh hoạt: Thông qua phần mềm, quản lý kho sẽ phân công nhiệm vụ công việc cho nhân viên thực hiện các thao tác như nhập kho, xuất kho,…
- Thống kê lợi nhuận: Thống kê doanh thu hàng ngày là một trong những ưu điểm nổi bật nhất của các phần mềm quản lý bán hàng. Bên cạnh đó, phần mềm cũng sẽ thể hiện báo cáo thống kê mặt hàng bán chạy và hàng tồn để nhà kinh doanh điều chỉnh lượng hàng hóa nhập sao cho phù hợp. Đồng thời, cũng sẽ có chiến lược ưu đãi đối với các mặt hàng tồn kho.
- Bảo mật thông tin: Toàn bộ thông tin và dữ liệu sẽ được bảo mật tốt nhất. Ngay cả khi máy tính gặp lỗi, phần mềm sẽ tự động lưu các dữ liệu trước đó, điều này đảm bảo cửa hàng, siêu thị sẽ không bị mất các thông tin bán hàng quan trọng.
- Dễ dàng kết nối với nhiều thiết bị: Phần mềm bán hàng dễ kết nối và tương thích với các thiết bị như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy in hóa đơn, máy đọc mã vạch.
4.2.2. Nhược điểm của việc quản lý kho hàng bằng phần mềm
Trong quản lý kho hàng, việc sử dụng phần mềm bán hàng mang lại cho chủ doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, khi sử dụng các phần mềm này, bạn sẽ mất phí để mua phần mềm từ các nhà cung cấp.
5. Top 5 phần mềm quản lý kho hàng cho các cửa hàng kinh doanh vừa và nhỏ
5.1. Phần mềm Kiotviet
Kiotviet là một trong những phần mềm quản lý kho hàng đã có mặt trên thị trường từ rất sớm nên thu hút một lượng lớn người dùng. Phần mềm Kiotviet cung cấp nhiều tính năng hữu ích cho nghiệp vụ quản lý kho như quản lý hàng hóa, theo dõi tồn kho,…
Tuy nhiên, do đã tồn tại trong thời gian dài nên giao diện của KiotViet có phần “cổ”, có bố cục phức tạp, bạn sẽ mất một chút thời gian để làm quen khi mới sử dụng. Bên cạnh đó, phần báo cáo của Kiotviet cũng còn hạn chế khi chưa trình bày một cách trực quan và chưa cung cấp đầy đủ các báo cáo chuyên sâu cho nghiệp vụ quản lý kho. Tuy nhiên với giá thành khá linh hoạt chỉ từ 200.000đ/tháng, có giới hạn về số lượng cửa hàng và người dùng thì bạn có thể xem xét đầu tư nếu quy mô kinh doanh không quá lớn.
5.2. Phần mềm Sapo POS
Phần mềm Sapo POS mang đến cho khách hàng một giao diện thân thiện, cấu trúc logic và dễ sử dụng. Phần mềm Sapo POS không chỉ giúp bạn quản lý tồn kho theo từng sản phẩm, mà còn hỗ trợ quản lý theo từng mẫu mã, size số.
Phần mềm Sapo POS mang đến cho khách hàng một giao diện thân thiện, cấu trúc logic và dễ sử dụng.
Ngoài những tính năng cơ bản như theo dõi tồn kho, kiểm kho, chuyển kho, quản lý xuất, nhập và tồn kho, phần mềm còn cung cấp hơn 20 báo cáo chi tiết giúp bạn có cái nhìn toàn diện từ tổng quan đến chi tiết. Điều này giúp bạn dễ dàng đưa ra các dự báo và kế hoạch kinh doanh chính xác.
Một điểm đáng để mua phần mềm này chính là giá của Sapo POS rất hợp lý. Với chỉ từ 170.000đ/tháng, bạn đã có thể sở hữu một công cụ quản lý hàng hóa hiệu quả để bắt đầu quản lý kinh doanh của mình.
5.3. Phần mềm Nhanh.vn
Nhanh.vn là phần mềm hỗ trợ quản lý bán hàng với tính năng nổi bật là tích hợp đa dạng kênh bán hàng chỉ trong duy nhất một phần mềm. Điều này giúp chủ cửa hàng, siêu thị dễ dàng quản lý và tiết kiệm thời gian. Bên cạnh đó, Nhanh.vn giúp chủ cửa hàng có thể tự động hóa toàn bộ quy trình vận hành của kho hàng, bao gồm các hoạt động sau:
- Nhập và trả hàng cho nhà cung cấp.
- Kiểm kho hàng nhanh chóng và hỗ trợ sử dụng máy đọc mã vạch.
- Kiểm tra tồn giữa các cửa hàng của trong cùng một chuỗi.
- Theo dõi thường xuyên hạn sử dụng của sản phẩm.
- Theo dõi và kiểm tra lịch sử sửa hoặc xóa phiếu xuất – nhập kho.
- Dự báo số lượng hàng nhập dựa vào tồn kho thực tế.
- Sắp xếp khoa học vị trí các sản phẩm trong kho.
Chi phí để sử dụng phần mềm này là từ 150.000đ/tháng.
Những vấn đề trong quản lý kho hàng là điều luôn khiến các chủ doanh nghiệp đau đầu và tìm kiếm giải pháp hiệu quả nhất. Việc theo dõi được một cách chính xác số liệu về mẫu mã hàng hóa, hàng tồn kho, hàng bán chạy,…giúp chủ cửa hàng đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Hy vọng bài viết trên đã chia sẻ cho bạn các tips quản lý hàng hóa hiệu quả, hạn chế thất thoát hàng hóa, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nếu bạn cần tư vấn quy trình quản lý kho hàng hóa cho cửa hàng, siêu thị của mình, hãy liên hệ với các đơn vị setup chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm để được tư vấn.
Hãy đến với công ty K-SETUP để trải nghiệm dịch vụ setup siêu thị chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Bạn cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
🟢 CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ CUNG ỨNG K-SETUP
🏢 VP Hà Nội 01: Số Nhà F1 Ngõ 112 – Phường Kiến Hưng – Quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội
🏢 VP Hà Nội 02: Số 489 Hoàng Quốc Việt – Phường Cổ Nhuế 1 – Quận Bắc Từ Liêm – Thành phố Hà Nội
🏢 VP HCM: Số 32 Đường số 4 – Khu Dân Cư Cityland – Phường 10 – Quận Gò Vấp – TP.HCM
☎️ HOTLINE:
— Hà Nội: 098.5566.123 – 082.583.1111
— TP.HCM: 085.399.2222
Website: Ksetup.net & Ksetup.vn & Giakeksetup.vn
Bản quyền thuộc về công ty K-setup!