Đây là bí quyết kinh doanh sữa không phải ai cũng biết

Mở cửa hàng kinh doanh sữa đang trở nên “hot” hơn bao giờ hết bởi lợi nhuận mà ngành hàng này mang lại. Sữa là sản phẩm được tiêu thụ hàng ngày với số lượng rất lớn. Vậy, làm thế nào để kinh doanh sữa hiệu quả? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

1. Mở cửa hàng kinh doanh sữa có lời cao không?

Sữa được coi là một sản phẩm thiết yếu, phụ huynh thường xuyên phải mua nhiều lần trong tháng, thậm chí phải thay đổi giữa các loại khác nhau nếu con không yêu thích với một số loại sữa. Mặc dù lợi nhuận trên mỗi đơn vị sữa không đặc biệt cao, thường chỉ dao động từ vài nghìn đồng đến vài chục nghìn đồng. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ lớn, số lượng bán ra của sản phẩm này lại khá đáng kể, có thể đạt đủ để bù đắp cho lợi nhuận tương đối thấp. 

Vì vậy, để đạt lợi nhuận trên từng sản phẩm, quá trình nhập hàng từ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối sữa cần được thực hiện với mức chiết khấu cao và với nhiều ưu đãi đi kèm. Đồng thời, một số thương hiệu sẵn lòng chi trả thêm hoa hồng để có vị trí nổi bật cho các sản phẩm mới và sản phẩm chủ lực trong cửa hàng.

kinh doanh sữa
Sữa là một sản phẩm thiết yếu mà các phụ huynh thường xuyên mua sắm.

Ngoài những ưu đãi trên, hiểu rõ tâm lý của phụ huynh khi mua sữa có thể giúp kích thích doanh số bán hàng. Việc bày bán các loại tã bỉm, đồ chơi, bình sữa và các sản phẩm khác trong cửa hàng có thể tạo ra một trải nghiệm mua sắm thuận lợi cho họ, khiến họ muốn mua sữa cùng các sản phẩm khác cho con cái. Tận dụng tâm lý này khi nhập hàng sẽ giúp bạn mở rộng danh mục sản phẩm và đồng thời tối ưu hóa lợi nhuận khi mở cửa hàng kinh doanh sữa.

2. Mở đại lý sữa cần bao nhiêu vốn?

Số vốn tối thiểu cần thiết để mở một cửa hàng kinh doanh sữa vừa và nhỏ sẽ phụ thuộc vào tiềm năng thị trường trong khu vực bạn dự định setup. Tính đến thời điểm hiện tại, để bắt đầu mở đại lý sữa bạn cần sở hữu một số vốn khoảng từ 200 đến 500 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu bạn mở cửa hàng sữa ở nông thôn với quy mô nhỏ thì số vốn đầu tư sẽ thấp hơn với chi phí khoảng 100 triệu đồng.

Sau một thời gian kinh doanh, bạn có thể xác định được những dòng sữa nào có doanh số bán cao, được khách hàng ưa chuộng. Từ đó, bạn sẽ đưa ra quyết định đầu tư vốn nhập hàng cho lần tiếp theo một cách có chủ đích hơn. 

Như vậy, để mở cửa hàng kinh doanh sữa, bạn sẽ cần chuẩn bị nguồn vốn cho các hạng mục sau:  

2.1. Chi phí thuê mặt bằng

Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh và số lượng mặt hàng bày bán mà diện tích kinh doanh cho cửa hàng bán sữa có thể dao động từ 50m2 đến 100m2 cho không gian bày bán sữa. Với không gian như trên, nếu bạn mở cửa hàng tại trung tâm thành phố với đông đúc dân cư thì chi phí thuê mặt bằng có thể lên tới khoảng 20-50 triệu/tháng. Còn đối với các khu vực nông thôn, ngoại ô hoặc khu vực có mật độ dân số thấp, chi phí thuê mặt bằng sẽ giảm xuống, chỉ khoảng 7-15 triệu/tháng. Bên cạnh đó, khi thuê mặt bằng cho cửa hàng kinh doanh sữa, bạn sẽ phải đặt cọc và thanh toán một khoản tiền thuê nhà cho 3 hoặc 6 tháng.

2.2. Mua sắm trang thiết bị

Để mở cửa hàng kinh doanh sữa bạn cần chuẩn bị một số trang thiết bị cơ bản như giá kệ, quầy thu ngân, tủ lạnh, tủ đông, máy tính, máy đọc mã vạch, máy in hóa đơn, hệ thống camera, rổ đựng và xe đẩy. Để mua sắm và lắp đặt toàn bộ những trang thiết bị này bạn cần đầu tư chi phí từ 30 đến 100 triệu đồng tùy vào quy mô cửa hàng.

Bên cạnh đó, quá trình bán hàng đối với mặt hàng sữa, bỉm,…bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Phần mềm này sẽ phải trả phí theo tháng hoặc theo năm, dao động từ 100 cho đến 400 nghìn đồng/tháng tùy thuộc vào phần mềm. 

2.4. Chi phí đăng ký kinh doanh

Sữa là một mặt hàng bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thì bạn mới được kinh doanh. Chính vì vậy, khi kinh doanh sữa bạn cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để mở cửa hàng bán sữa tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Quá trình này, bạn sẽ phải chi trả một khoản chi phí không lớn, chỉ vài trăm nghìn đồng. Nếu muốn lấy được giấy phép kinh doanh một cách nhanh chóng bạn có thể sử dụng dịch vụ từ các văn phòng luật sư với chi phí khoảng từ 2 triệu đồng.

2.5. Vốn nhập hàng và duy trì việc kinh doanh

Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu, mà bạn có thể lựa chọn sản phẩm kinh doanh sao cho phù hợp. Nhìn chung, chỉ cần nhập khoảng 2 đến 4 dòng sữa bỉm là đủ. Để thực hiện công đoạn nhập hàng bạn cần số vốn dao động từ vài chục triệu đồng, thậm chí có thể lên đến hàng trăm triệu nếu bạn quyết định mua số lượng lớn và chọn những sản phẩm của các hãng cao cấp.

Mở cửa hàng sữa ở nông thôn
Chi phí nhập hàng phụ thuộc vào quy mô kinh doanh của cửa hàng.

Không chỉ xem xét về vốn nhập hàng, việc thiết lập quầy hàng cũng đòi hỏi một khoản vốn lưu động để đối phó với các chi phí nằm ngoài dự kiến phát sinh trong quá trình kinh doanh. Số tiền này có thể nằm trong khoảng từ 30 đến 100 triệu đồng, hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào quy mô kinh doanh của bạn.

2.6.Thuế

Khi kinh doanh, bất kể ngành nghề nào cũng vậy không riêng mở đại lý sữa, bạn sẽ phải chịu thuế, bao gồm các loại thuế sau:

  • Thuế môn bài: Hàng năm, doanh nghiệp sẽ phải nộp một lần thuế môn bài, phụ thuộc vào mức vốn điều lệ. Thêm vào đó, việc xác định mức thuế cũng phụ thuộc vào thời điểm thành lập doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp được thành lập trong 6 tháng cuối năm, mức thuế môn bài sẽ chỉ chiếm 1/2 so với biểu thuế đầy đủ.
  • Thuế giá trị gia tăng: Mức thuế GTGT phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có đăng ký thuế GTGT hay không. Nếu sử dụng hóa đơn thông thường hoặc trực tiếp, doanh nghiệp sẽ không phải nộp mức thuế này. 
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp phải tiến hành kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng quý và vào cuối năm, doanh nghiệp cần thực hiện quyết toán thuế thu nhập hàng năm. Mức thuế suất được áp dụng cho thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%. Thanh toán thuế được tính trên doanh thu thuần, tức là sự chênh lệch sau khi trừ đi các chi phí hợp lý và hợp lệ từ doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ. Trong trường hợp doanh nghiệp ghi nhận số chênh lệch này nhỏ hơn 0 (doanh nghiệp lỗ), khoản thuế sẽ được miễn.

3. Bí quyết kinh doanh sữa nhanh chóng thành công 

3.1. Lập kế hoạch kinh doanh

Dù bạn hoạt động kinh doanh trên quy mô lớn hay chỉ là chủ một cửa hàng nhỏ, việc lên kế hoạch chi tiết là yếu tố vô cùng quan trọng. Xây dựng kế hoạch kinh doanh là thiết lập các bước cụ thể giúp đảm bảo mô hình kinh doanh thành công và giảm thiểu những rủi ro không mong muốn. Nhiều người mở cửa hàng kinh doanh sữa quy mô nhỏ thường chủ quan không xây dựng kế hoạch ban đầu, dẫn đến thất bại hoặc gặp khó khăn trong việc điều hành hoạt động kinh doanh.

Có thể nói, một kế hoạch kinh doanh sữa sẽ bao gồm các nội dung sau:

  • Nguồn hàng: Xác định cách nhập hàng từ nhà phân phối trong khu vực hoặc thông qua đại lý trung gian.
  • Khảo sát khu vực kinh doanh: Nghiên cứu sở thích mua sắm, thói quen mua hàng, hạn mức chi tiêu hàng tháng và độ tuổi mua sắm của khách hàng trong khu vực.
  • Trang thiết bị bán hàng: Liệt kê và xác định các yếu tố như kệ trưng bày, tủ lạnh, tủ đông, bảng biển và máy móc tiền cần thiết.

Ngoài việc lập kế hoạch kinh doanh một cách tỉ mỉ, quan trọng là bạn phải ghi chép và theo dõi những con số cụ thể như số lượng khách hàng, doanh số bán hàng, lợi nhuận và tổn thất tài chính. Hãy nhớ rằng, đồng nghĩa với việc bạn càng ghi chép chi tiết, khả năng theo dõi công việc của bạn sẽ càng chặt chẽ. Điều này đóng góp vào việc đưa cửa hàng của bạn theo đúng hướng và giúp bạn nhanh chóng phát hiện và khắc phục những điểm yếu.

3.2. Xác định vốn đầu tư chính xác

Để bắt đầu một cửa hàng kinh doanh sữa, trung bình bạn cần có số vốn ít nhất là 100 triệu đồng. Nguồn vốn này sẽ được sử dụng cho các hạng mục sau: Nguồn hàng, chi phí thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng, thiết bị trưng bày, tiền điện nước và chi phí nhân viên,…Đây đều là những khoản chi phí cơ bản và rất quan trọng. Bên cạnh đó, trong nguồn vốn đầu tư bạn cũng nên dành một khoản chi phí dự trữ, thường khoảng 15-50 triệu đồng, tùy thuộc vào quy mô cửa hàng của bạn.

Như vậy, việc bạn chủ động trong việc xây dựng kế hoạch chi phí đầu tư sẽ giúp bạn tránh khỏi những rủi ro liên quan đến thiếu vốn. Đồng thời điều này giúp xác định rõ thời gian vòng quay vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý xuất nhập hàng.

3.3. Cần bán đa dạng sản phẩm để tăng lợi nhuận

Sau giai đoạn đầu kinh doanh, khi bạn đã phủ sóng đủ loại mặt hàng tại cửa hàng của mình, bạn sẽ có khả năng xác định được nhu cầu thị trường. Qua việc đánh giá sản phẩm nào được ưa chuộng nhất và đồng thời hiểu rõ tiềm năng của thương hiệu sữa phù hợp với đặc điểm thị trường khu vực của bạn, bạn sẽ dự đoán được số lượng hàng hóa mình bán được.

Mở đại lý sữa
Để tối ưu hóa doanh số bán hàng, bạn có thể tăng cường nhập khẩu các sản phẩm bán chạy và đồng thời cân nhắc loại bỏ các thương hiệu khó tiêu thụ.

Bên cạnh đó, để tối ưu hóa doanh số bán hàng, bạn có thể tăng cường nhập khẩu các sản phẩm bán chạy và đồng thời cân nhắc loại bỏ các thương hiệu khó tiêu thụ. Từ đây, bạn có thể thương lượng với đại lý, nhà phân phối hoặc công ty cung cấp về các chính sách chiết khấu, ưu đãi khuyến mãi, hệ thống tích điểm, quà tặng và hỗ trợ việc trưng bày. 

3.4. Giải quyết hàng tồn kho

Các sản phẩm sữa, đặc biệt là những sản phẩm như sữa chua, váng sữa, sữa tiệt trùng và sữa tươi nguyên kem thường có thời hạn sử dụng ngắn. Điều này đặt ra thách thức lớn khi quản lý kho, vì vậy để hạn chế rủi ro khi kinh doanh sữa bạn cần phải có một kế hoạch tối ưu để đặt hàng với số lượng phù hợp với thời gian tiêu thụ. Đối với những sản phẩm sắp hết hạn, bạn có thể áp dụng các chiến lược kích cầu như chương trình khuyến mãi mua 1 tặng 1, tặng kèm, tạo combo tặng quà kèm theo, hay thậm chí hợp tác ký gửi tại các siêu thị và cửa hàng khác.

3.5. Nhập ít nhưng đa dạng sản phẩm

Việc thăm dò thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chủ cửa hàng giúp xác định đối tượng khách hàng và sản phẩm kinh doanh phù hợp. Từ đó, bạn dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định lượng hàng và loại sữa để bán.

Bạn có thể bắt đầu việc kinh doanh sữa bằng cách nhập một số lượng nhỏ mỗi loại sữa nổi bật theo kết quả khảo sát, nhưng phải đa dạng thương hiệu, đầy đủ loại sữa cho người lớn và trẻ em. Sau một khoảng thời gian kinh doanh, bạn cần đánh giá xem loại sữa nào có doanh số bán cao hơn, sau đó quyết định nhập về số lượng lớn hơn. Phương pháp này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí nhập hàng mà còn đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng dòng sản phẩm chủ đạo của cửa hàng.

Hiện nay, các hãng đang đưa ra thị trường rất nhiều mặt hàng mới, sữa hạt là một sản phẩm được các hãng PR rất nhiều về giá trị dinh dưỡng mang lại cho người tiêu dùng. Tuy nhiên vì đây là dòng sản phẩm mới hơn so với các mặt hàng sữa truyền thống, nên các cửa hàng thường gặp không ít những khó khăn khi kinh doanh sữa hạt. Bởi khách hàng chưa thực sự tin tưởng vào dinh dưỡng như hãng quảng cáo, hay có quá nhiều thương hiệu để họ lựa chọn.

Chính vì vậy, khi nhập hàng để kinh doanh, chủ cửa hàng cần cân nhắc giữa việc ngoài kinh doanh các sản phẩm truyền thống thì có nên nhập thêm dòng sản phẩm mới như sữa hạt để bày bán không. Do đó, việc nhập hàng cần phải được tiến hành một cách cẩn thận, từng bước một.

4. Cách tìm kiếm nguồn hàng sữa uy tín

4.1. Nhập sữa từ các công ty

Mỗi doanh nghiệp cung cấp sản phẩm sữa thường sở hữu một hệ thống nhà phân phối đặc biệt cho từng khu vực. Bạn có thể liên lạc với họ để đặt mua sữa với giá sỉ, đồng thời đảm bảo rằng nguồn hàng mà bạn nhập về là chính hãng.

Một trong những ưu điểm của việc sử dụng nguồn hàng này là bạn không phải lo lắng về chất lượng của sữa, và bạn sẽ được hưởng mức chiết khấu dựa trên số lượng hàng bạn nhập, thậm chí có thể nhận thêm thưởng nếu vượt qua chỉ tiêu đặt ra. Hơn nữa, nhà phân phối sẽ cung cấp cho bạn các tài liệu quảng cáo như áp phích và tờ rơi cần thiết. Tuy nhiên, để nhập hàng trực tiếp từ công ty, bạn sẽ cần có số vốn đáng kể, vì chỉ khi đạt đến mức chỉ tiêu nhất định, bạn mới có thể hưởng mức chiết khấu đáng kể từ nhà phân phối.

4.2. Nhập sữa từ các đại lý trung gian

Các đại lý trung gian thường là những đối tác kinh doanh quy mô lớn, cung cấp cho cửa hàng của bạn đa dạng sản phẩm như: Sữa bột, sữa nước,…với giá sỉ. Cách nhập hàng này có thể cao hơn một chút so với việc nhập từ nhà phân phối, nhưng đổi lại bạn sẽ nhận được mức chiết khấu hấp dẫn mà không bị hạn chế về số lượng sản phẩm mỗi lần nhập. Một điểm đặc biệt là chiết khấu sẽ được trừ trực tiếp vào đơn hàng, không cần chờ đến cuối tháng như khi làm việc với nhà phân phối, giúp vốn của bạn không bị rơi vào tình trạng tồn đọng.

Mở đại lý sữa
Các đại lý trung gian thường là những đối tác kinh doanh quy mô lớn, cung cấp cho cửa hàng của bạn đa dạng sản phẩm.

4.3. Nhập sữa xách tay từ nước ngoài

Bên cạnh sự phổ biến của các hãng sữa đến từ trong nước, người tiêu dùng cũng thích thú với sữa nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Đức, Úc,…vì sữa từ các nước này nổi tiếng với chất lượng cao. Sự hấp dẫn của sữa xách tay so với sữa nhập khẩu là giá cả rẻ hơn do không phải chịu thuế. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng, việc lựa chọn nguồn cung cấp là quan trọng. Dưới đây là bốn phương thức bạn có thể áp dụng để nhập sữa xách tay:

  • Đặt mua trên các website bán sỉ: Hiện nay, có nhiều trang web chuyên nhận đặt hàng sữa xách tay với số lượng sỉ. Việc này đơn giản, nhanh chóng, nhưng có rủi ro về hàng giả hoặc lon sữa bị biến dạng. Bên cạnh đó, giá cả cũng có thể cao do phải chi trả tiền vận chuyển và hoa hồng.
  • Đặt hàng trực tiếp từ nước ngoài: Nếu bạn có người thân hoặc bạn bè ở nước ngoài, bạn có thể nhờ họ mua sữa bản địa tại các siêu thị và chuyển về Việt Nam. Phương thức này đảm bảo chất lượng sữa, chi phí thấp hơn, nhưng số lượng mỗi lần chuyển về Việt Nam sẽ bị hạn chế.
  • Liên hệ với tiếp viên hàng không: Nếu bạn muốn mua các loại sữa từ nhiều quốc gia khác thì có thể liên hệ với những người thường xuyên ra nước ngoài như tiếp viên hàng không. Với cách thức này, chi phí xách tay có thể dao động từ 200.000đ – 300.000đ/1kg hàng.
  • Nhập sản phẩm từ các cửa hàng sữa xách tay lớn: Hiện nay có những đại lý chuyên nhập sữa ngoại với số lượng lớn. Với cách thức này, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm sữa đến từ nhiều thương hiệu khác nhau và bạn có thể thoải mái thương lượng về giá cả.

Kinh doanh sữa là một lĩnh vực nhanh chóng thu về lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro như hàng nhái, hàng kém chất lượng, khó khăn đối với vấn đề hàng cận date,…Trên thực tế có rất nhiều cửa hàng kinh doanh sữa nhưng phải đóng cửa vì lựa chọn mặt hàng không phù hợp, hoặc kinh doanh sản phẩm kén khách hàng. Vì vậy, khi có ý tưởng kinh doanh sữa bạn cần có sự tư vấn của các đơn vị setup chuyên nghiệp để lựa chọn mặt hàng cũng như hình thức kinh doanh phù hợp.

Hãy đến với công ty K-SETUP để trải nghiệm dịch vụ setup siêu thị chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Bạn cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

🟢 CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ CUNG ỨNG K-SETUP

🏢 VP Hà Nội: Số Nhà F1 Ngõ 112, Phường Kiến Hưng, Quận Hà

Đông, Thành phố Hà Nội

🏢 VP HCM: Lầu 4 số 32 Đường số 4, Khu Dân Cư Cityland,

Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM

☎️ HOTLINE:

— Hà Nội: 098.5566.123

— TP.HCM: 082.583.1111

Bản quyền thuộc về công ty K-setup! 

.
.
.
.