Nên mở cửa hàng đồ gia dụng ở nông thôn hay thành thị – kinh nghiệm bán hàng thành công 

Kinh doanh một cửa hàng đồ gia dụng được nhiều người quan tâm bởi loại mặt hàng này luôn cần thiết cho cuộc sống của mọi người nên rất có tiềm năng. Tuy nhiên nếu bạn chưa biết mở cửa hàng như thế nào, bày trí ra sao, cách quản lý và kinh doanh sao cho lợi nhuận cao thì bài viết sẽ hỗ trợ bạn.

MỤC LỤC

Thông tin cần biết về cửa hàng đồ gia dụng

1.1. Cửa hàng đồ gia dụng bán những gì?

Cửa hàng đồ gia dụng là nơi buôn bán, kinh doanh những sản phẩm phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày như đồ dùng nhà bếp (nồi chảo, bát đĩa..), đồ nội thất (bàn ghế, giường nệm…), dụng cụ làm vườn và các thiết bị gia đình khác (đồ điện gia dụng, quạt, đèn..) Tuỳ vào quy mô của cửa hàng, bạn hầu như có thể tìm thấy mọi thứ khi bước vào cửa hàng này.

Cửa hàng đồ gia dụng
Cửa hàng đồ gia dụng là nơi bạn có thể tìm thấy hầu hết đồ dùng sinh hoạt hằng ngày.

1.2. Tiềm năng khi kinh doanh đồ gia dụng ở thành phố

Những thành phố lớn luôn là một nơi rất tiềm năng để kinh doanh do dân số đông, nhu cầu mua sắm cao và ổn định quanh năm. Thu nhập của dân số cao và nguồn nhập hàng cũng đa dạng và dễ tìm kiếm, do đó rất nhiều người có ý định mở một cửa hàng đồ gia dụng ở đây. 

Tuy nhiên, thị trường đồ gia dụng ở thành thị có sự cạnh tranh khốc liệt từ các cửa hàng cùng ngành, những thương hiệu lớn có tên tuổi. Chi phí mặt bằng, nhập các loại hàng có chất lượng và mức giá cao cũng là một vấn đề cần cân nhắc. Bên cạnh đó, thị trường ở thành thị có xu hướng thay đổi rất nhanh chóng, yêu cầu bạn phải luôn theo kịp nhu cầu của khách hàng. 

1.3. Tiềm năng khi dinh doanh cửa hàng đồ gia dụng ở nông thôn

Ngày nay, mức sống ở nông thôn đang dần được nâng cao và người dân cũng có nhu cầu sắm sửa rất lớn. Chính vì vậy mà nhiều thương hiệu lớn cũng đã có những chi nhánh, cửa hàng ở các khu vực nông thôn. Phổ biến nhất có thể thấy chi nhánh của những hệ thống nhà thuốc lớn, hệ thống siêu thị mini, hệ thống chuyên về thời trang… 

Tuy nhiên, sự cạnh tranh ở nông thôn vẫn thường ít gay gắt hơn so với thành phố. Bạn có thể dễ dàng xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng và có khách hàng trung thành hơn. Người tiêu dùng ở nông thôn cũng có nhu cầu cao với các mặt hàng gia dụng

Mở cửa hàng đồ gia dụng ở nông thôn
Đồ dùng nhà bếp là một trong những loại hàng hoá bán chạy trong cửa hàng đồ gia dụng.

Bên cạnh đó, số vốn cần bỏ ra khi mở một cửa hàng đồ gia dụng ở nông thôn cũng có phần thấp hơn. Tiềm năng phát triển và môi trường kinh doanh ổn định ở đây là những yếu tố rất đáng cân nhắc, mang lại cho bạn nhiều lợi thế. 

1.4. Những rủi ro khi kinh doanh đồ gia dụng thường gặp phải

Bên cạnh những tiềm năng kể trên, bạn cũng cần phải cân nhắc những vấn đề nhất định để tránh những rủi ro khi mở cửa hàng gia dụng. Qua quá trình setup và tư vấn kinh doanh cho hàng trăm cửa hàng đồ gia dụng, K-setup chia sẻ đến bạn một số lưu ý sau: 

  • Sự thay đổi thị hiếu của khách hàng: hành vi tiêu dùng và mong muốn của khách hàng có thể thay đổi nhanh chóng và bạn cần đáp ứng kịp thời để không bị tụt lại phía sau đối thủ. Trong năm 2023, có một thời điểm cắt điện liên tục khiến thị trường quạt tích điện rất sôi động, thu lời cao và nhiều người kinh doanh ôm một số hàng lớn. Tuy nhiên chỉ một thời gian ngắn sau, điện hoạt động bình thường trở lại và loại quạt này ế khách, tồn kho rất nhiều.
  • Địa điểm và tiếp thị: các vùng nông thôn không phổ biến những phương tiện tiếp thị trên mạng xã hội, do đó cửa hàng đồ gia dụng của bạn cần đặt ở một vị trí dễ thấy cùng với những chiến lược quảng cáo hiệu quả để thu hút khách hàng, nhất là trong giai đoạn mới bắt đầu kinh doanh.
  • Vấn đề về nguồn vốn: loại mặt hàng này yêu cầu một số vốn không nhỏ, do đó bạn cần đảm bảo về tài chính để không gặp những tình huống không có tiền nhập hàng,  không có lời khi hàng hóa bán chậm…

2. Những lưu ý trong nghiên cứu thị trường trước khi mở cửa hàng gia dụng ở nông thôn 

Nghiên cứu thị trường là một bước quan trọng, giúp tỉ lệ thành công khi kinh doanh đồ gia dụng của bạn tăng lên rất nhiều.

2.1. Phân tích thị trường gia dụng tại nơi dự định kinh doanh: độ tiềm năng, khách hàng mục tiêu và xu hướng 

Nghiên cứu thị trường giúp bạn hiểu rõ nhu cầu, sở thích và yêu cầu của người dân. Một số vấn đề nổi bật cần nghiên cứu khi muốn mở cửa hàng gia dụng là: 

  • Độ tiềm năng: để hiểu rõ sức mua, nhu cầu và sở thích của khách hàng, bạn nên tìm hiểu về dân số ở khu vực muốn kinh doanh. Nên chọn những nơi có dân số đông, có thu nhập ổn định sẽ dễ dàng cho việc buôn bán hơn. 
  • Khách hàng mục tiêu: đối với ngành hàng gia dụng, khách hàng phổ biến nhất là những hộ gia đình. Một số khu vực có nhiều phòng trọ cũng cần cửa hàng bán đồ dùng cho sinh viên hoặc người đi làm. Tuỳ vào khách hàng mà bạn sẽ nhập những loại hàng hoá khác nhau. 
  • Xu hướng mua hàng: từ những kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu khách hàng, bạn có thể dự đoán được xu hướng mua hàng của họ. Họ cần gì, thích những đồ gia dụng truyền thống hay ứng dụng công nghệ, thẩm mỹ như thế nào, mức giá có thể chi trả là bao nhiêu? Điều này giúp tạo ra một danh mục sản phẩm phù hợp và thu hút khách hàng, tối ưu doanh thu.

2.2. Các mặt hàng gia dụng bán chạy nhất hiện nay 

Hàng gia dụng rất đa dạng chọn lựa với nhiều công dụng, mẫu mã, xuất xứ khác nhau. Tuỳ thuộc vào nhu cầu và chi tiêu của khách hàng mà sẽ có những loại sản phẩm bán chạy khác nhau. Tuy nhiên qua quá trình tư vấn kinh doanh và setup nhiều cửa hàng, K-setup nhận thấy những sản phẩm sau đây rất được ưa chuộng: 

  • Thiết bị thông minh: thời gian gần đây, những sản phẩm như loa thông minh, bóng đèn điều khiển bằng điện thoại, nhiệt kế thông minh, máy hút bụi tự động,.. đang trở nên ngày càng phổ biến và được ưa chuộng không chỉ ở thành thị mà ở nông thôn cũng bán rất tốt. 
  • Đồ dùng nhà bếp: cùng với nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, những đồ dùng nhà bếp như ấm đun nước điện tử, máy pha cà phê, máy làm kem, máy làm nước ép, máy làm sữa hạt, các loại nồi chiên không dầu, nồi áp suất điện, lò nướng,.. cũng có nhu cầu cao. Một số thiết bị thông minh trong bếp như chậu rửa đa năng, các loại giá kệ giúp sắp xếp đồ đạc… cũng được ưa chuộng.
  • Đồ điện tử cho gia đình: những loại điều hòa không khí, điều khiển tivi cũng thường được các gia đình sử dụng. Dù không chuyên về đồ điện tử, cửa hàng đồ gia dụng cũng có thể kinh doanh thêm máy giặt, tủ lạnh, máy lọc không khí,… nếu có vốn để đa dạng chọn lựa cho khách hàng. 
  • Đồ nội thất: những loại bàn ăn, giường ngủ, tủ quần áo, kệ sách,… cũng thường được những cửa hàng gia dụng bày bán bởi nhu cầu của khách hàng là khá lớn.
  • Thiết bị vệ sinh: để cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe, ngày này khách hàng cũng rất quan tâm các thiết bị như máy lọc nước, máy lọc không khí, máy hút bụi, hút mùi, máy tạo ẩm, bồn cầu thông minh,… 
  • Dụng cụ làm vườn: dù ở nông thôn hay thành phố thì nhu cầu gần gũi thiên nhiên, chăm sóc vườn tược cũng rất thiết yếu, do đó những công cụ làm vườn như máy cắt cỏ, máy cắt tỉa cành cây, kệ để cây, hệ thống tưới tự động,.. cũng khá đắt hàng.
Các mặt hàng gia dụng bán chạy nhất
Các thiết bị đồ dùng nhà bếp thông minh rất được ưa chuộng.

2.3. Phân tích những đối thủ cạnh tranh hiện có 

Trước khi bỏ ra một số tiền lớn để bắt đầu kinh doanh cửa hàng đồ gia dụng, bạn cũng cần phải phân tích những đối thủ cạnh tranh hiện có. Một số đối thủ mà bạn có thể gặp phải là: 

  • Cửa hàng của các thương hiệu lớn: những ông lớn có sản phẩm chất lượng cao và độ nhận diện thương hiệu lớn, do đó bạn nên tránh kinh doanh cùng mặt hàng với họ. Hoặc nếu được, bạn có thể trở thành đối tác phân phối của những thương hiệu này để tối ưu và giảm đi sự cạnh tranh khốc liệt.
  • Những cửa hàng đã có từ trước: tương tự với những thương hiệu lớn, những cửa hàng lâu năm cũng đã hình thành thói quen mua sắm cho khách hàng, do đó nếu muốn cạnh tranh bạn phải tạo ra sự khác biệt về chất lượng, giá cả hoặc dịch vụ để thu hút khách hàng. 
  • Các trang thương mại điện tử: không thể phủ nhận sự xâm chiếm của những trang thương mại điện tử đối với thị trường đồ gia dụng hiện nay khi mà hầu hết các sản phẩm đều có trên các trang này. Điểm khác biệt của bạn là có sẵn hàng hóa, cho phép khách hàng nhìn thấy chất lượng sản phẩm tại chỗ và sự tin tưởng của khách hàng. 

Một kinh nghiệm bán đồ gia dụng đó là khi nghiên cứu thấy thị trường cạnh tranh quá lớn, bạn nên xem xét nguồn lực của mình một cách thận trọng trước khi tham gia bởi nguồn vốn cần đầu tư là không hề nhỏ. 

3. Lên kế hoạch kinh doanh cho cửa hàng đồ gia dụng của bạn

3.1. Xác định quy mô của cửa hàng gia dụng bạn muốn mở

Quy mô cửa hàng được xác định dựa trên số vốn mà bạn sẵn sàng bỏ ra để kinh doanh đồ gia dụng và đo được bằng diện tích cửa hàng, số lượng sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp cho khách hàng. 

Khi xác định quy mô, không chỉ cần chắc chắn về số vốn mình có mà bạn còn cần cân nhắc về sự cạnh tranh và nhu cầu của thị trường, từ đó đưa ra một kế hoạch cụ thể: bạn muốn là một cửa hàng nhỏ hay sẽ cung cấp đa dạng sản phẩm với cửa hàng rộng và hiện đại?

3.2. Xác định mô hình kinh doanh và cách vận hành cửa hàng gia dụng của bạn 

Đây là một bước quan trọng và cần nhiều thời gian, do đó K-setup đã tổng hợp lại những điều cần lưu ý cho bạn như sau: 

  • Hình thức kinh doanh: có rất nhiều cách để vận hành một cửa hàng đồ gia dụng từ cách hiện đại đến truyền thống. Có các mô hình kinh doanh phổ biến như cửa hàng trực tuyến, cửa hàng vật lý hoặc bạn có thể kết hợp cả hai (bán trực tiếp và giao hàng khi được yêu cầu). Cửa hàng trực tuyến cho phép tiếp cận khách hàng một cách thuận tiện thông qua nền tảng trực tuyến, trong khi cửa hàng vật lý tạo ra trải nghiệm mua sắm trực tiếp và tương tác trực tiếp với khách hàng.
  • Mô hình kinh doanh: bạn có thể tự vận hành một cửa hàng đồ gia dụng theo mô hình hộ kinh doanh, hoặc có thể hùn vốn để mở một công ty kinh doanh đồ gia dụng tuỳ thuộc vào quy mô mong muốn. Ưu điểm của hộ kinh doanh là bạn được chủ động quyết định mọi thứ, trong khi đó nếu là công ty thì cần sự quản lý chặt chẽ hơn, nhưng nguồn vốn cũng sẽ ổn định hơn. 

Những quyết định trên nên dựa vào kết quả sau khi nghiên cứu thị trường, cân nhắc khả năng tài chính cũng như mục tiêu kinh doanh của bạn.

3.3. Cần bao nhiêu vốn để mở một cửa hàng đồ gia dụng? 

Tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh và quy mô bạn mong muốn, số tiền cần đầu tư để kinh doanh một cửa hàng đồ gia dụng là khác nhau. Tuy nhiên dưới đây sẽ là các chi phí mà tất cả những người kinh doanh ngành hàng này đều phải chi trả: 

  • Thuê mặt bằng: tiền một mặt bằng ở nông thôn thường thấp hơn so với khu vực đô thị. Mặt bằng cần đảm bảo có đủ chỗ để làm bày bán sản phẩm cũng như có kho chứa hàng. Bên cạnh đó, cần lựa chọn mặt bằng giao thông thuận lợi, gần khu dân cư,.. để khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy cửa hàng của bạn.
  • Vốn nhập hàng: số tiền này phụ thuộc vào quy mô và độ đa dạng sản phẩm mà bạn muốn cung cấp.
  • Trang thiết bị và nội thất: các loại kệ trưng bày, quầy thu ngân, hệ thống chiếu sáng,.. là không thể thiếu để tạo ra một không gian thu hút khách hàng. Liên hệ K-setup để được tư vấn thiết kế, trang trí cửa hàng đẹp – tiết kiệm – chất lượng. 
  • Chi phí cho quảng cáo và tiếp thị: dù quy mô cửa hàng nhỏ bạn cũng không thể bỏ qua việc quảng cáo. Nếu kinh doanh gia dụng ở nông thôn, hãy đầu tư vào việc tạo các chương trình khuyến mãi, tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng để được chính khách hàng tham gia quảng bá truyền miệng. Nếu ở thành thị, bạn cần sử dụng các kênh quảng cáo truyền thông, marketing trực tuyến hiệu quả. 
  • Chi phí vận hành: Bạn cần tính toán các chi phí vận hành như tiền thuê, tiền lương nhân viên, chi phí điện nước, bảo trì và các chi phí khác liên quan đến hoạt động hàng ngày của cửa hàng.

4. Các bước tiến hàng kinh doanh cửa hàng đồ gia dụng giúp tối ưu lợi nhuận 

4.1. Thiết kế cửa hàng đồ gia dụng một cách thu hút và hợp lý nhất

  • Cách setup cửa hàng đồ gia dụng thu hút khách hàng và dễ quản lý: một không gian mở sẽ giúp khách hàng dễ dàng di chuyển và tìm kiếm sản phẩm, đồng thời ánh sáng tự nhiên cũng giúp tạo cảm giác thoáng đãng. Các quầy kệ không nên đặt tùy ý mà nên tính toán từ trước để tận dụng không gian và trưng bày một cách đẹp mắt nhất. Liên hệ KSETUP để được tư vấn và hỗ trợ về không gian trưng bày. 
  • Sắp xếp hàng hóa hợp lý: một cửa hàng với cách trưng bày trực quan giúp khách hàng dễ tiếp cận sản phẩm. Màu sắc và trang trí cũng ảnh hưởng một cách vô thức đến hành vi mua hàng của khách hàng do đó hãy chú ý tính toán điểm này. 
thiết kế cửa hàng gia dụng
Một thiết kế cửa hàng gia dụng đẹp rất được ưa chuộng. 

4.2. Những điều cần làm khi quản lý hàng hóa cho cửa hàng đồ gia dụng

  • Kiểm kê hàng hoá và kiểm soát xuất nhập: điều này giúp bạn nắm được số lượng nhập và xuất, từ đó biết được tình trạng tồn kho và ra quyết định để tránh tồn hoặc thiếu hàng. Hãy đảm bảo rằng bạn nắm được mọi sự lưu chuyển hàng hóa trong kho.
  • Thiết lập hệ thống quản lý kho: dù bạn kinh doanh với quy mô nhỏ hay lớn, bạn cũng cần phải có ghi chép cụ thể trên giấy hoặc trong những ứng dụng quản lý chuyên nghiệp. Một số phần mềm quản lý kho được nhiều cửa hàng kinh doanh sử dụng đó là Kiotviet, nhanh.vn, Sapo

4.3. Những điều cần lưu ý khi chọn nhà cung cấp 

  • Các tiêu chí đánh giá chất lượng và độ tin cậy của nguồn hàng đồ gia dụng: để biết một đơn vị cung cấp hàng gia dụng có chất lượng không, bạn cần chú ý đến các yếu tố gồm giá cả, chất lượng sản phẩm, chứng chỉ mà đơn vị đó có và kiểm tra mẫu. Sau khi kiểm tra kỹ càng, bạn cần biết quy trình giao nhận hàng hoá ra sao, ký kết hợp đồng với những điều kiện, điều khoản chi tiết về hàng hoá. 
  • Những nguồn hàng gia dụng chất lượng giá tốt đáng tin cậy hiện nay: có rất nhiều nguồn hàng bạn có thể tham khảo như là hàng hoá của các thương hiệu đồ gia dụng lớn như Philips, Panasonic, Electrolux, Samsung, Sunhouse, Lock&Lock... Bạn cũng có thể nhập hàng trực tiếp từ nhà cung cấp ở Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản… Tại Việt Nam, bạn có thể tìm đến những chợ đầu mối lớn như chợ Đồng Xuân ở Hà Nội, chợ Tân Thạnh ở Lạng Sơn, chợ Móng Cái ở Quảng Ninh, các chợ Kim Biên, Bình Tây, chợ Lớn, chợ An Đông ở HCM…
nguồn cung hàng gia dụng
Cần thận trọng khi đánh giá nguồn cung hàng gia dụng.

4.4. Theo dõi chất lượng hàng hóa từ nhà cung cấp

Sau khi chọn được nhà cung cấp phù hợp cũng cần quản lý theo dõi thường xuyên về chất lượng mẫu bằng cách kiểm tra chất lượng định kỳ và kết hợp nhiều hình thức đánh giá khác nhau để đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn, yêu cầu về chất lượng. 

Một đơn vị cung cấp giá tốt khi mới hợp tác nhưng lại tăng giá về dài không phải chuyện hiếm, do đó bạn nên thực hiện so sánh giá cả và điều kiện giao dịch của các nhà cung cấp khác nhau.

Bên cạnh đó, rất nhiều đầu mối đồ gia dụng sẽ cung cấp giá tốt cho những mối quan hệ tốt. Hãy thường xuyên tiếp xúc, thảo luận và đàm phán để cùng nhau tìm kiếm các cơ hội cải thiện, giảm chi phí và tăng cường hợp tác. Việc đảm bảo tuân thủ các thoả thuận và hợp đồng đã ký kết với nhà cung cấp cũng sẽ giúp bạn tránh được những tranh chấp không cần thiết. 

4.5. Quản lý nhân viên làm việc cho cửa hàng đồ gia dụng một cách tốt nhất 

Nhân viên là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng, do đó đây cũng là một yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả kinh doanh. Bạn cần chú trọng ngay từ khâu tuyển dụng, sau đó tiến hành đào tạo để nhân viên có kỹ năng và kiến thức về những món đồ gia dụng.

Việc phân chia công việc cho nhân viên một cách hợp lý, có cơ hội phát triển, nhận khen thưởng cũng giúp thúc đẩy tinh thần làm việc của họ. Đây chính là yếu tố giúp việc kinh doanh của bạn phát triển bền vững. 

4.6. Cách tiếp thị và bán hàng hiệu quả đối với những cửa hàng đồ gia dụng

  • Xác định khách hàng mục tiêu: dựa trên khảo sát đã thực hiện, bạn cần xác định mình muốn bán gì cho ai, biết rõ nhu cầu, sở thích của họ để từ đó có chiến lược tiếp cận hiệu quả. 
  • Xây dựng chiến lược quảng cáo và tiếp thị: dựa trên khách hàng mục tiêu, bạn xây dựng phương án quảng cáo sao cho thông điệp phải hấp dẫn, đánh trúng và tâm lý khách hàng và thúc đẩy họ yêu mến, mua hàng. 
  • Sử dụng phương thức quảng cáo hiệu quả: tuỳ vào nơi bạn mở cửa hàng đồ gia dụng mà sẽ có công cụ tiếp thị khác nhau. Nếu bạn kinh doanh ở thành phố, bạn có thể dùng các kênh tiếp thị hiện đại như mạng xã hội, trang web, email marketing, và quảng cáo trực tuyến. 
  • Theo dõi và đánh giá hiệu quả: trong quá trình quảng cáo, bạn cần chú ý theo dõi phản hồi từ khách hàng xem chiến dịch mình đưa ra có hiệu quả không và nếu không thì nên điều chỉnh như thế nào. 
kinh doanh hàng gia dụng
Chiến lược tiếp thị và bán hàng cũng vô cùng quan trọng khi kinh doanh hàng gia dụng.

4.7. Giá bán và kiểm soát doanh thu, lợi nhuận khi tiến hành kinh doanh cửa hàng đồ gia dụng

  • Cách tính giá: bạn có thể dựa vào cách tính giá theo lợi nhuận mong muốn, theo giá thị trường, theo giá trị sản phẩm. Một cách đơn giản để tính giá đó là bạn cộng giá nhập, cộng chi phí, cộng mức phần trăm lợi nhuận mong muốn để ra giá bán. Giá đồ gia dụng có thể thay đổi, do đó bạn nên theo dõi để kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến giá nếu có.
  • Cách tăng doanh thu: có nhiều cách để tăng doanh thu, ví dụ như bạn có thể kiểm soát doanh thu bằng cách thiết lập mục tiêu theo tháng, theo quý và thúc đẩy nhân viên làm việc theo kế hoạch đề ra. Một số cách khác có thể sử dụng đó là giảm chi phí, tiếp thị đúng khách hàng mục tiêu, cải thiện hiệu suất làm việc

5. Một số kinh nghiệm để bán hàng gia dụng thành công 

  • Hiểu rõ thị trường và sản phẩm hàng gia dụng: nắm vững thông tin về thị trường cũng như các sản phẩm mà bạn đang bán giúp bạn biết được mặt hàng nào tiềm năng và đem lại lợi nhuận. Hiểu sản phẩm cũng giúp bạn tư vấn tốt nhất có thể cho khách hàng, từ đó thuyết phục họ mua hàng. 
  • Tạo trải nghiệm mua hàng tốt: tạo không gian bày sản phẩm thu hút, tư vấn khách hàng một cách chu đáo và đảm bảo dịch vụ sau bán hàng tốt sẽ giúp khách hàng ấn tượng với cửa hàng của bạn và trở thành khách hàng trung thành. Điều này giúp tăng doanh thu đáng kể, đồng thời việc tiếp thị cũng dễ dàng hơn.  
  • Luôn theo dõi quá trình kinh doanh: tất cả mọi thứ từ chất lượng sản phẩm, hình ảnh cửa hàng, thái độ nhân viên, bảo quản hàng tồn kho, xuất nhập hay các chương trình quảng cáo đều cần theo dõi và điều chỉnh kịp thời khi có vấn đề. Điều này có thể mất thời gian, nhưng là vô cùng quan trọng và giúp bạn tránh được những khoản lỗ mà bạn không biết nguyên do từ đâu, bắt đầu từ bao giờ. 
Setup cửa hàng đồ gia dụng
Bài trí, setup kệ hàng gia dụng cũng rất quan trọng.

Trong kinh doanh cửa hàng đồ gia dụng, việc lựa chọn nơi kinh doanh cũng như kinh doanh sao cho hiệu quả đều cần quá trình tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp ích cho bạn khi mở cửa hàng đồ gia dụng. Bạn cần thêm hỗ trợ tư vấn kinh doanh, thiết kế cửa hàng, công cụ quản lý… hãy liên hệ ngay K-setup để được hỗ trợ nhanh nhất.

Hãy đến với công ty K-SETUP để trải nghiệm dịch vụ setup siêu thị chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Bạn cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

🟢 CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ CUNG ỨNG K-SETUP

🏢 VP Hà Nội 01: Số Nhà F1 Ngõ 112 – Phường Kiến Hưng – Quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội

🏢 VP Hà Nội 02: Số 489 Hoàng Quốc Việt – Phường Cổ Nhuế 1 – Quận Bắc Từ Liêm – Thành phố Hà Nội

🏢 VP HCM: Số 32 Đường số 4 – Khu Dân Cư Cityland – Phường 10 – Quận Gò Vấp – TP.HCM

☎️ HOTLINE:

— Hà Nội: 098.5566.123 – 082.583.1111

— TP.HCM: 085.399.2222

Website: Ksetup.net & Ksetup.vn & Giakeksetup.vn

Bản quyền thuộc về công ty K-setup!

.
.
.
.